Có thể hiểu bảo lãnh ngân hàng là gì? Quản lý ngoại hối trong bảo lãnh được quy định như thế nào? Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng được quy định thế nào?
>> Chấm dứt trước hạn ủy nhiệm có cần phải lập thành văn bản?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, có quy định bảo lãnh ngân hàng như sau:
Đây là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng, mà trong đó:
- Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên nhận bảo lãnh.
- Bên nhận bảo lãnh là bên có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Theo đó, khi bên nhận bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, thì khách hàng phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.
Toàn văn File word Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Bảo lãnh ngân hàng là gì; Quản lý ngoại hối trong bảo lãnh được quy định như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quản lý ngoại hối trong bảo lãnh được quy định tại Điều 4 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, như sau:
1. Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bảo lãnh bằng ngooại tệ cho khách hàng đối với nghĩa vụ tài chính bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, quy định về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng với những nội dung sau đây:
a) Trường hợp bảo lãnh ngân hàng (trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh):
Trong thời hạn 5 ngày làm việc tiếp theo sau ngày bên bảo lãnh nhận được hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho khách hàng biết. Khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 5 Điều này;
|
Quý khách hàng xem thêm >> Bên bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng là ai? Bên bảo lãnh có các nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?