Phân bón là gì? Phân bón gồm những loại nào? Ví dụ về phân bón. Thành lập doanh nghiệp bán phân bón, thuốc trừ sâu đăng ký mã ngành nào?
>> Quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do cơ quan nào xây dựng và phê duyệt?
>> An ninh mạng là gì? Luật An minh mạng 2024 là luật nào?
Căn cứ khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018, phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Ví dụ phân bón:
- Phân ure: Là loại phân bón chứa nhiều đạm, giúp cây trồng phát triển mạnh và ra hoa tốt.
- Phân NPK: Là loại phân bón hỗn hợp chứa đạm (N), lân (P) và kali (K), được sử dụng phổ biến cho nhiều loại cây trồng nhằm cung cấp dinh dưỡng đa dạng.
- Phân kali clorua: Chứa nhiều kali, giúp cây trồng chống chịu stress và thúc đẩy sự phát triển của quả.
- Phân lân super: Chứa lân dễ tiêu, giúp cây trồng phát triển bộ rễ khỏe mạnh và cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
- Phân hữu cơ: Là phân bón được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như phân động vật, phân xanh hoặc compost, giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng cường sức khỏe cây trồng.
- Phân bón sinh học: Là các chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện sức khỏe đất và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Phân bón là gì?” và ví dụ phân bón. Lưu ý nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020; toàn bộ VB hướng dẫn mới nhất |
Bán phân bón, thuốc trừ sâu đăng ký mã ngành nào? Phân bón gồm những loại nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP và Mục 2.1 QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, phân bón gồm các loại sau: Nhóm phân bón hóa học, nhóm phân bón hữu cơ, nhóm phân bón sinh học, phân bón rễ, phân bón lá. Cụ thể như sau:
(i) Nhóm phân bón hóa học (phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản. Nhóm này bao gồm:
- Phân bón đa lượng.
- Phân bón trung lượng.
- Phân bón vi lượng.
- Phân bón vô cơ cải tạo đất.
- Phân bón hóa học nhiều thành phần (còn gọi là phân bón vô cơ nhiều thành phần).
(ii) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết). Nhóm này bao gồm:
- Phân bón hữu cơ.
- Phân bón hữu cơ cải tạo đất.
- Phân bón hữu cơ nhiều thành phần.
(iii) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác. Nhóm này bao gồm:
- Phân bón sinh học.
- Phân bón vi sinh vật (còn gọi là phân bón vi sinh).
- Phân bón sinh học cải tạo đất.
- Phân bón sinh học nhiều thành phần.
(iv) Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản (i), khoản (ii) và khoản (iii) Mục này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.
(v) Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản (i), khoản (ii) và khoản (iii) sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
Căn cứ Quyết định 27/2018/QD-TTg, Mã ngành 4669 - Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Theo đó, mã ngành 46691 là về bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp. Bao gồm:
- Bán buôn phân bón.
- Bán buôn thuốc trừ sâu.
- Bán buôn hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp: Thuốc trừ cỏ, thuốc chống nảy mầm, thuốc kích thích sự tăng trưởng của cây, các hoá chất khác sử dụng trong nông nghiệp.
Như vậy, bán phân bón, thuốc trừ sâu có thể đăng ký mã ngành 46691.