Quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do cơ quan nào xây dựng và phê duyệt? Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thế nào?
>> An ninh mạng là gì? Luật An minh mạng 2024 là luật nào?
>> Tài khoản số là gì? Doanh nghiệp nào phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP và khoản 22 Điều 2, khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định cơ quan có thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như sau:
Điều 42. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thẩm quyền ban hành quy chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước:
a) Chính phủ ban hành quy chế tài chính đối với một số doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành Quy chế tài chính đối với công ty mẹ “tổng công ty nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý sau khi có thỏa thuận với Bộ Tài chính; ban hành Quy chế tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước còn lại do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
...
Luật Doanh nghiệp 2020; toàn bộ VB hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Cơ quan có thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 7 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) thì việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2015/NĐ-CP đang hoạt động và thuộc 01 trong 02 trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ dưới đây:
(i) Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định 91/2015/NĐ-CP có mức vốn điều lệ hiện tại không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(ii) Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Về công thức xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 2, khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP). Cụ thể như sau:
Vốn điều lệ xác định lại |
= |
Vốn điều lệ đã được phê duyệt gần nhất trước thời điểm xác định lại |
+ |
Mức vốn điều lệ được điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại |
Trong đó:
Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại |
= |
Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt trong các dự án đầu tư nêu tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP |
+ |
Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP |
+ |
Mức điều chỉnh tăng từ các nguồn được phê duyệt quy định khoản 4 Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP |
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động được đánh giá trên những tiêu chí tại Điều 8 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP). Cụ thể gồm 02 tiêu chí dưới đây:
(i) Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
(ii) Doanh nghiệp nhà nước được xác định hoạt động có hiệu quả phải đảm bảo kết quả xếp loại doanh nghiệp nhà nước của ba năm liền kề trước năm xác định bổ sung vốn điều lệ đạt từ loại B trở lên theo công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền.