An toàn công trình thủy điện là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện được quy định như thế nào? Quản lý nhu cầu điện được quy định như thế nào?
>> Phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện nào?
>> FOC là gì? Những ảnh hưởng của FOC trong xuất nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Điện lực 2024 quy định về giải thích an toàn công trình thủy điện như sau:
An toàn công trình thủy điện là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm ngăn chặn các tác động có hại và bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa, tuyến năng lượng, nhà máy thủy điện, các công trình phụ trợ trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy điện.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
An toàn công trình thủy điện là gì (Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 9 Luật Điện lực 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện bao gồm:
(i) Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật Điện lực 2024.
(ii) Trộm cắp điện.
(iii) Trộm cắp phương tiện, trang thiết bị điện.
(iv) Phá hoại phương tiện, trang thiết bị điện, công trình điện lực.
(v) Sử dụng phương tiện, thiết bị, chất gây cháy, nổ, ăn mòn và hành vi khác làm hư hỏng, gây sự cố công trình điện lực.
(vi) Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.
(vii) Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
(viii) Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả điều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
(ix) Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Điện lực 2024.
(x) Cung cấp thông tin không chính xác, thiếu minh bạch xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
(xi) Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa chữa, cải tạo, khắc phục sự cố đối với công trình điện lực, kiểm tra, giám sát hoạt động điện lực và sử dụng điện.
(xii) Sách nhiễu, gây phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Căn cứ theo quy định về quản lý nhu cầu điện được quy định cụ thể tại Điều 54 Luật Điện lực 2024 bao gồm:
(i) Quản lý nhu cầu điện bao gồm hoạt động khuyến khích, hướng dẫn việc thay đổi phương thức sử dụng điện; chống lãng phí, giảm tổn thất điện năng; giảm phụ tải đỉnh, giảm chênh lệch phụ tải giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm.
(ii) Đơn vị điện lực có trách nhiệm nghiên cứu phụ tải, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quản lý nhu cầu điện để tối ưu vận hành hệ thống điện.
(iii) Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm tham gia chương trình quản lý nhu cầu điện để tối ưu vận hành hệ thống điện, giảm chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện.
(iv) Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý nhu cầu điện quốc gia phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, trong đó bao gồm các biện pháp quản lý nhu cầu điện, cơ chế tài chính và trách nhiệm tham gia của các bên liên quan. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về thực hiện quản lý nhu cầu điện.
Căn cứ theo khoản 1 Điêu 57 Luật Điện lực 2024 quy định về bảo đảm chất lượng điện năng như sau:
Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải bảo đảm công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng; điện áp, tần số theo yêu cầu kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, tần số, công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng đã ký mà gây thiệt hại cho bên mua điện thì bên bán điện phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.