"Ăn thì cho, buôn thì so" là gì? Ai được xem là thương nhân, nghĩa vụ đăng ký kinh doanh ra sao? Nội dung cụ thể ra sao?
>> Có được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nếu rừng trồng ngoài quy hoạch ba loại rừng?
>> Đã tự công bố sản phẩm để kinh doanh, sau này tự sản xuất có cần công bố lại không?
- "Ăn thì cho” nhằm nhấn mạnh đến tính nhân văn, sự hào phóng trong việc chia sẻ và giúp đỡ người khác. Khi ăn, chúng ta có thể chia sẻ thức ăn với người khác mà không cần tính toán, điều này thể hiện lòng tốt, sự đồng cảm và quan tâm đến những người xung quanh. Ngoài ra, “ăn thì cho” còn biểu thị cho cách sống và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Khi ăn, việc chia sẻ thức ăn không chỉ thể hiện sự rộng rãi mà còn góp phần tạo dựng tình cảm, tăng cường mối quan hệ giữa mọi người. Điều này thường xảy ra trong các bữa tiệc, gia đình hay bạn bè, nơi mà việc chia sẻ giúp kết nối và mang lại niềm vui cho mọi người.
- Ngược lại, "Buôn thì so” chỉ ra rằng trong kinh doanh, cần có sự tính toán, so sánh để đưa ra quyết định đúng đắn. Kinh doanh không chỉ đơn giản là lòng tốt mà còn liên quan đến lợi nhuận, chi phí, cũng như sự sống còn của hoạt động kinh doanh. Điều này đòi hỏi người kinh doanh phải nhạy bén, có kế hoạch và chiến lược rõ ràng để bảo vệ lợi ích của mình. Mọi quyết định trong kinh doanh đều phải dựa trên nhưng căn cứ và số liệu rõ ràng. Do dó, người buôn bán cần so sánh giá cả, chất lượng sản phẩm, và tìm kiếm cơ hội tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, câu nói “Ăn thì cho, buôn thì so” khuyên chúng ta nên phân biệt giữa các mối quan hệ xã hội và hoạt động kinh doanh. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy mở lòng và chia sẻ, nhưng khi làm ăn, hãy cẩn thận và khôn ngoan. “Ăn thì cho, buôn thì so" còn mang ý nghĩa rằng trong cuộc sống khi giúp đỡ người khác, nên làm với tâm hồn rộng rãi, nhưng khi kinh doanh, cần phải tính toán và so sánh để đạt được lợi ích tốt nhất.
Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Như vậy, khi nói về đặc điểm của hoạt động kinh doanh thì đòi hỏi những thương nhân phải biết suy xét và tính toán tỉ mỹ nhằm đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, buôn bán. Vậy, những ai được xem là thương nhân? Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định ra sao thì tìm hiểu nội dung dưới đây.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải thích câu nói: "Ăn thì cho, buôn thì so" là gì? Ai được xem là thương nhân và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh ra sao (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân được quy định bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
- Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
- Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Như vậy, thương nhân phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản như sau:
- Là tổ chức có đăng ký kinh hoanh hoặc cá nhân thực hiện hạt động kinh doanh.
- Hoạt động thương mại phải là hoạt động độc lập, thường xuyên.
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định.
Căn cứ Điều 7 Luật Thương mại 2005, thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh thì thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật Thương mại 2005 và quy định khác của pháp luật.