14/2 là valentine gì? 14/2 ai tặng quà cho ai? Người lao động có được nghỉ hưởng lương ngày Lễ tình nhân 14/2 không? Người lao động có được ứng lương cho ngày Valentine 14/2 không?
>> Chi phí đào tạo nghề trong học nghề, tập nghề của người lao động gồm những gì?
>> Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký mấy lần?
Ngày 14/2 là Valentine Đỏ (hay còn gọi là Ngày Lễ Tình Nhân), là ngày dành cho các cặp đôi yêu nhau trên khắp thế giới. Đây là dịp để mọi người thể hiện tình cảm với người mình yêu thương thông qua những món quà như hoa hồng, socola, thiệp chúc mừng hay những lời chúc ý nghĩa.
Ngày 14/2 – Valentine Đỏ, truyền thống quà tặng có sự khác biệt giữa các nền văn hóa:
Ở phương Tây: Cả nam và nữ đều có thể tặng quà cho nhau, không phân biệt ai là người chủ động.
Ở Nhật Bản và một số nước châu Á: Phụ nữ thường là người tặng quà trước, đặc biệt là socola cho người mình thích. Nếu đối phương cũng có tình cảm, họ sẽ đáp lại vào Valentine Trắng (14/3).
Tuy nhiên, ngày nay, việc tặng quà trở nên linh hoạt hơn. Dù là nam hay nữ, ai cũng có thể tặng quà cho người mình yêu thương.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
14/2 là valentine gì? 14/2 ai tặng quà cho ai?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
…
Tuy nhiên căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
…
Như vậy, người lao động không được nghỉ hưởng lương ngày Lễ tình nhân 14/2 trừ trường hợp nghỉ phép năm theo quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, quy định tạm ứng tiền lương như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
…
Như vậy, người lao động muốn ứng tiền lương cho ngày Lễ tình nhân 14/2 thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.