>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Quy định về việc báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động trong Công ty Cổ Phần

Hình từ Internet

Công ty cổ phần phải thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình và lập Sổ thống kê tai nạn lao động theo từng năm (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH).

Từ việc thống kê này, định kỳ 06 tháng và hàng năm, công ty cổ phần phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động (Mẫu Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; với thời hạn cụ thể  như sau:

1. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm

Gửi trước ngày 10 tháng 07 của năm báo cáo.

2. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cả năm

Gửi trước ngày 15 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo.

Lưu ý:

Trong các Báo cáo, cũng như Sổ thống kê tai nạn lao động đều có những mục mà công ty cổ phần phải điền thông tin dưới dạng mã số để phục vụ công tác thống kê. Cho nên, để đối chiếu các mã số này, công ty tra cứu trực tiếp từ cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê tại đường dẫn sau.

Danh mục đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp áp dụng trong điều tra, báo cáo thống kê được ban hành kèm theo Công văn 231 TCTK/PPCĐ ngày 17 tháng 04 năm 2002.

Xem chi tiết các yếu tố gây chấn thương trong tai nạn lao động tại công việc "Phân loại tai nạn lao động".

Doanh nghiệp phải công bố các thông tin như sau:

+ Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;

+ Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;

+ Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;

+ Thiệt hại do tai nạn lao động;

+ Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê của các thôn tin trên so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo; phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng chống tai nạn lao động.

Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ đội, phân xưởng (đối với các tổ đội, phân xưởng có xảy ra tai nạn lao động) và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).

Xem chi tiết tại công việc: "Định kỳ báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động và công tác an toàn vệ sinh, lao động"

Nếu không thống kê, báo cáo hoặc công bố thông tin tình hình tai nạn lao động; doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo từng hành vi với mức như sau:

Mức xử phạt

Hành vi

Từ 10,000,000 đồng đến 20,000,000 đồng

Không thống kê tai nạn lao động; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

Từ 20,000,000 đồng đến 30,000,000 đồng

- Không thông tin cho người lao động về một trong các nội dung sau: tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các yếu tố nguy hiểm, có hại; các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

- Không tổ chức nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

- Không có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

15,955
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: