Việt Nam hiện có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực trong năm 2025?
Việt Nam hiện có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực trong năm 2025?
Hiện nay, Việt Nam có 6 Bộ luật đang có hiệu lực trong năm 2025, bao gồm:
(1) Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
(2) Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021).
(3) Bộ luật Dân sự 2015.
(4) Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022; Luật Doanh nghiệp 2020; Bộ luật Lao động 2019).
(6) Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Việt Nam hiện có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực trong năm 2025?
Việt Nam hiện có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực trong năm 2025? (Hình từ Internet)
Mức hình phạt tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự đang có hiệu lực như thế nào?
Căn cứ theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội trốn thuế có mức hình phạt như sau:
(1) Đối với cá nhân
Khung 1:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.
- Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Có tổ chức
+ Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
+ Phạm tội 02 lần trở lên
+ Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
- Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Hình phạt bổ sung
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(2) Đối với pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế thì bị phạt như sau:
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.
Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
- Bộ luật Hình sự 2015
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015
- Bộ luật Lao động 2019
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
- Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay là Bộ luật nào? Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là gì?
- Việt Nam hiện có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực trong năm 2025?
- Công điện 03/CĐ-TTg Kiểm soát chặt chẽ việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản? Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản nộp ở đâu?
- Luật Thuế tài nguyên mới nhất hiện nay là Luật nào?
- Năm 2025 có chiếu Táo quân không? Táo quân 2025 diễn ra vào ngày nào? Chiếu lúc mấy giờ?
- Các tiêu chuẩn cần có để trở thành Thẩm phán Toà án Nhân dân năm 2025?
- Năm 2025, xe biển 3 số 4 số được tham gia giao thông không? Lệ phí cấp đổi biển số xe năm 2025?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 chính thức của cán bộ, công chức nhà nước? Tiền thưởng Tết của cán bộ, công chức nhà nước có phải nộp thuế?
- Quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng năm 2025 gồm những nội dung gì?
- Người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp nào sẽ bị ấn định thuế?