Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? Có được xuất hóa đơn không?

Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? Có được xuất hóa đơn không theo quy định của pháp luật?

Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Đầu tiên, tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có định nghĩa về văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân cụ thể như sau:

Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Theo đó, một tổ chức được công nhận là pháp nhân cần phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Từ những căn cứ trên, có thể nhận định văn phòng đại diện về cơ bản vẫn phụ thuộc vào trụ sở chính của doanh nghiệp và được đại diện theo dạng ủy quyền.

Do đó, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân vì không tham gia trực tiếp các quan hệ pháp luật với một tư cách độc lập theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? Có được xuất hóa đơn không?

Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? Có được xuất hóa đơn không? (Hình từ Internet)

Văn phòng đại diện có được xuất hóa đơn không?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của hóa đơn như sau:

Nội dung của hóa đơn
..
4. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
...

Đồng thời, như đã phân tích tại Mục 1 thì có thể thấy văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân nên về cơ bản vẫn phụ thuộc và hoạt động dựa vào trụ sở doanh nghiệp là chính.

Ngoài ra, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, việc xuất hóa đơn vẫn sẽ do doanh nghiệp đảm nhận.

Từ những quy định trên có thể thấy, văn phòng đại diện sẽ không được xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Tư cách pháp nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? Có được xuất hóa đơn không?
Nguyễn Trần Cao Kỵ
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch