Tự ý tháo bỏ dấu hiệu niêm phong hồ sơ tài liệu của cơ quan thanh tra thuế bị phạt bao nhiêu?

Hành vi tự ý tháo bỏ dấu hiệu niêm phong hồ sơ tài liệu của cơ quan thanh tra thuế bị phạt bao nhiêu?

Tự ý tháo bỏ dấu hiệu niêm phong hồ sơ tài liệu của cơ quan thanh tra thuế bị phạt bao nhiêu?

Theo Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không nhận quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi được cơ quan thuế giao, gửi theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế;
d) Cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
đ) Không ký biên bản kiểm tra, thanh tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng;
c) Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi tự ý tháo bỏ dấu hiệu niêm phong hồ sơ tài liệu của cơ quan thanh tra thuế sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức, mức phạt của cá nhân bằng 1/2 mức phạt của tổ chức.

Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong hồ sơ tài liệu của cơ quan thanh tra thuế bị phạt bao nhiêu?

Tự ý tháo bỏ dấu hiệu niêm phong hồ sơ tài liệu của cơ quan thanh tra thuế bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Cơ quan thanh tra thuế có cần niêm phong hồ sơ tài liệu liên quan đến trốn thuế trước mặt người có tài liệu không?

Theo khoản 4 Điều 122 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế như sau:

Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
...
4. Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế trưởng đoàn thanh tra thuế phải lập biên bản tạm giữ. Trong biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tài liệu, tang vật bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tài liệu, tang vật vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tài liệu, tang vật tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tài liệu, tang vật bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trong trường hợp tài liệu, tang vật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành ngay trước mặt người có tài liệu, tang vật; nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.
...

Như vậy, khi niêm phong hồ sơ tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế thì cơ quan thanh tra thuế phải niêm phong trước mặt người có tài liệu, nếu người đó vắng mặt thì phải niêm phong trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.

Trốn thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gian lận thuế, trốn thuế bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân xuất hóa đơn khống nhằm trốn thuế thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi trốn thuế 500 triệu đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế không được thực hiện trong khoảng thời gian nào?
Pháp luật
Trốn thuế khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Tự ý tháo bỏ dấu hiệu niêm phong hồ sơ tài liệu của cơ quan thanh tra thuế bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Có mấy biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế?
Pháp luật
Thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thuộc về ai?
Nguyễn Bảo Trân
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch