Từ 14/02/2025, hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải thực hiện đăng ký kinh doanh?
Từ 14/02/2025, hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải thực hiện đăng ký kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
...
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức thực hiện.
Theo đó, hoạt động dạy thêm, học thêm được giải thích là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định theo kế hoạch giáo dục đối với các môn học trong chương trình đào tạo được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Bên cạnh đó, dạy thêm và học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy học thêm không được tổ chức thực hiện bởi nhà trường.
Việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và không thuộc vào 01 trong 03 trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về các trường hợp không được tổ chức dạy thêm.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
...
Như vậy, hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh kể từ ngày 14/02/2025 do việc đăng ký kinh doanh là một trong những yêu cầu phải được thực hiện khi tiến hành hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Ngoài ra, cơ sở dạy thêm phải thực hiện việc công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về một số thông tin bao gồm:
- Các môn học được tổ chức dạy thêm;
- Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp;
- Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm;
- Danh sách người dạy thêm;
- Mức thu tiền học thêm.
Kể từ ngày 14/02/2025, hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải thực hiện đăng ký kinh doanh? (Hình từ internet)
Cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường có phải nộp thuế TNDN không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về người nộp thuế TNDN như sau:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
...
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, 5 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:
Thuế suất ưu đãi
....
3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường, giám định tư pháp (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá).
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định
....
Như vậy, cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường vẫn phải nộp thuế TNDN do cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường khi tiến hành hoạt động phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh và là một trong những đối tượng chịu thuế TNDN.
Ngoài ra, phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10%.
- Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Phí trọng tài thương mại bao gồm những khoản nào?
- Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán nhà nước là bao lâu? Hồ sơ kiểm toán nhà nước được tiêu hủy khi nào?
- Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng thì có phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất không?
- Có phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý đối với công ty đại chúng quy mô lớn không?
- Tài khoản 335 phản ánh và không phản ánh nội dung gì theo Thông tư 200?
- Doanh nghiệp thành lập nửa đầu năm 2024 nộp thuế môn bài 2025 bao nhiêu?
- Có mấy bậc thuế môn bài năm 2025? Tiểu mục nộp thuế môn bài bậc 3 là gì?
- Tiểu mục lệ phí môn bài cho thuê tài sản năm 2025?
- Nộp tờ khai thuế môn bài bản giấy thì có được dời hạn nộp qua Tết không?
- Lương tháng 12 trả vào tháng 1 năm sau thì quyết toán thuế thế nào?