Trưởng ban kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng có quyền làm chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát đặc biệt?
Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng có quyền làm chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt
1. Lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, công việc của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Thông tư này và Quyết định kiểm soát đặc biệt.
2. Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát đặc biệt.
3. Thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt.
4. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt.
5. Quyết định nội dung quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư này.
6. Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm cả việc quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này).
7. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành, thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt bàn giao toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính (đối với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này).
8. Quyền, nhiệm vụ khác được giao tại Quyết định kiểm soát đặc biệt.
9. Ủy quyền cho Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt hoặc thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện các quyền quy định tại khoản 2, 3, 6 và 8 Điều này trong thời gian vắng mặt.
10. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, theo quy định trên, Trưởng ban kiểm soát đặc biệt được quyền triệu tập và chủ toạ các cuộc họp của Ban kiểm soát đặc biệt.
Khi nào đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ quy định tại Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định:
Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
đ) Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
e) Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
2. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế vay tái cấp vốn của các khoản vay tái cấp vốn này; dư nợ gốc, lãi của khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế cho vay của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân.
4. Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng gặp phải một trong các trường hợp sau đây:
- Không có phương án khắc phục hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu của NHNN trong trường hợp đã được can thiệp sớm.
- Không có khả năng thực hiện phương án khắc phục trong thời gian thực hiện phương án khắc phục đã được phê duyệt.
- Không khắc phục được tình trạng dẫn đến việc can thiệp sớm sau khi hết thời gian thực hiện phương án khắc phục.
- Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
- Tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 04% trong vòng 06 tháng liên tục.
- Không có khả năng thanh toán các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản khi bị giải thể.
Trưởng ban kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng có quyền làm chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát đặc biệt?
Tổ chức tín dụng có kiểm toán độc lập không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về phạm vi kiểm toán như sau:
Phạm vi kiểm toán
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của Thông tư này để thực hiện:
a) Kiểm toán báo cáo tài chính;
b) Dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
2. Việc soát xét báo cáo tài chính bán niên, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Do đó, tổ chức tín dụng phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
- 10 quyền hạn của cơ quan quản lý thuế theo quy định mới nhất 2025?
- Người nhận thừa kế quyền sở hữu nhà có phải nộp thuế TNCN không?
- Phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng nếu vi phạm về chơi hụi?
- Giải quyết thủ tục đăng ký thuế theo quy trình dự phòng từ ngày 06/02/2025 trong trường hợp nào?
- Mã chương 151 là gì? Tổ chức nào nộp thuế hạch toán vào mã chương 151?
- Nguyên tắc kế toán Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 200?
- Ngày vía Thần Tài 2025 là ngày nào? Nhận quà tặng là vàng vào ngày vía thần tài có đóng thuế TNCN không?
- Hướng dẫn tính doanh thu tính thuế cho thuê tài sản của cá nhân năm 2025 như thế nào theo TT40?
- Nguyên tắc kế toán tài khoản 155 theo Thông tư 200? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán 155?
- Công ty thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2025 cho người lao động chậm nhất là ngày nào?