Tổng hợp những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69?

Những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện là gì? Những trường hợp nào cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa?

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam thời hạn bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.

Như vậy, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam tối đa 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Thương nhân có thể xin gia hạn không quá 30 ngày/lần và chỉ được gia hạn tối đa 2 lần.

Quá thời hạn này, thương nhân bắt buộc phải tái xuất, tiêu hủy hoặc thực hiện thủ tục nhập khẩu theo quy định pháp luật về quản lý nhập khẩu và thuế.

Tổng hợp những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69

Tổng hợp những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69 (Nguồn từ internet)

Tổng hợp những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69?

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện cụ thể, như sau:

(1) Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp) được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

(2) Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:

- Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.

- Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.

- Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:

+ Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.

+ Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

+ Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.

Những trường hợp nào cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa?

Theo Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu như sau:

Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
1. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;
b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;
d) Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Chính phủ quy định chi tiết Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

Như vậy, những trường hợp nào cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa bao gồm:

- Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

- Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;

- Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.

Kinh doanh tạm nhập tái xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch