Tổng hợp hàm excel cơ bản? File excel tính thuế TNCN mới nhất?
Tổng hợp hàm excel cơ bản?
Dưới đây là tổng hợp các hàm excel cơ bản và hướng dẫn chi tiết các hàm excel đó.
***Hàm Tính toán/Logic
(1) Hàm SUM
Hàm SUM dùng để tính tổng tất cả các dữ liệu dạng số trên Miền được chọn.
Cú pháp: =SUM(Miền)
Đối số của hàm là một Miền các giá trị số.
Ví dụ: Tính tổng các dãy số từ E1 đến E4?
Cách 1: Trong ô E5 gõ =SUM(E1:E34) cho ra kết quả làm 185.
Cách 2: Khi E5 chưa có gì, ta quệt từ E1 đến E5 > Nháy thẻ Home > Nháy dấu sigma [Σ]cũng thu được kết quả làm 185.
(2) Hàm MIN
Hàm MIN dùng để tìm giá trị nhỏ nhất trên một Miền dữ liệu số.
Cú pháp: =MIN(Miền)
Với: Miền các giá trị cần so sánh. Kết quả trả về giá trị nhỏ nhất trong miền dữ liệu
Ví dụ: =MIN(A2:C5) và nhận được kết quả 25 là giá trị nhỏ nhất cần tìm.
(3) Hàm MAX
Hàm MAX dùng để tìm giá trị lớn nhất trên một Miền dữ liệu số.
Cú pháp: =MAX(Miền)
Với: Miền chứa các giá trị cần so sánh. Kết quả trả về giá trị lớn nhất trong Miền.
Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất trong miền dữ liệu A2:C5 của ví dụ này, ta có công thức =MAX(A2:C5) kết quả đạt được là 89 là giá trị lớn nhất cần tìm.
(4) Hàm COUNT
Hàm COUNT dùng để đếm số lượng các ô dạng số trong miền dữ liệu bíu chung.
Cú pháp: =COUNT(Miền)
Với Miền là phạm vi muốn đếm số các ô dữ liệu số.
Ví dụ: Tìm số lượng các giá trị số trên miền A2:C5, ta có công thức là =COUNT(A2:C5). Kết quả 9 đạt được là tổng số lượng ô có chứa số.
(5) Hàm COUNTA
Hàm COUNTA dùng để đếm các ô khác trống trong một miền dữ liệu nhất định.
Cú pháp: =COUNTA(Miền)
Với: Miền là vùng cần đếm các ô khác trống. Số ô tối đa có thể đếm là 255 (với Excel từ 2007 về sau) và tối đa 30 (với Excel từ 2003 về trước)
Ví dụ: =COUNTA(A2:C5) cho kết quả là số lượng ô khác trống.
(6) Hàm COUNTBLANK
Hàm COUNTBLANK dùng để đếm số lượng các ô trống trên miền dữ liệu.
Cú pháp: =COUNTBLANK(Miền)
Với: Miền là Vùng muốn đếm số ô trống
(7) Hàm ODD
Hàm ODD là hàm trả về số được làm tròn lên số nguyên lẻ gần nhất.
Cú pháp: =ODD(Number)
Với Number là một dữ liệu số thực số. Bắt buộc phải có, là giá trị cần làm tròn
Ví dụ: Làm tròn số 4.6 đến số nguyên lẻ gần nhất nhận được kết quả là 5.
(8) Hàm EVEN
Hàm EVEN là hàm trả về số được làm tròn lên số nguyên chẵn gần nhất.
Cú pháp: =EVEN(Number)
Với: Number là một dữ liệu số thực: Bắt buộc phải có, là giá trị cần làm tròn
Ví dụ: Làm tròn 53.4 đến số nguyên chẵn gần nhất nhận được kết quả là 54.
(9) Hàm AVERAGE
Hàm AVERAGE dùng để tính trung bình cộng của một miền dữ liệu dạng số
Cú pháp: =AVERAGE(Miền)
Với: Miền phải gồm các ô dữ liệu số là nơi cần tính Trung bình cộng
Ví dụ: Tính lương trung bình theo thông tin bên dưới, ta có công thức =AVERAGE(C3:C8) cho kết quả là giá trị trung bình của 6 tháng lương.
(10) Hàm LOG
Hàm LOG để tính logarit cơ số 10
Cú pháp: =LOG(Number)
Với Number là dữ liệu dạng số dương.
Ví dụ: Cột kêt quả là log của Số liệu 1 tương ứng
(11) Hàm POWER
Hàm POWER để tính lũy thừa hay mũ theo cơ số và số mũ được chỉ ra
Cú pháp: =POWER(Number1;Number2)
Với Number1 là cơ số, Number2 là số mũ
Ví dụ:
(12) Hàm SQRT
Hàm SQRT để tính căn bậc hai của các số không âm
Cú pháp: =SQRT(Number)
Với Number là dữ liệu số không âm
Ví dụ:
(13) Hàm ABS
Hàm ABS để tính giá trị tuyệt đối của dữ liệu dạng số
Cú pháp: =ABS(Number)
Với Number là một dữ liệu số, kêt quả trả lạo là trị tuyệt đối của Number
*** Hàm sử dụng điều kiện IF
(14) Hàm IF
Hàm IF được dùng để kiểm tra dữ liệu có thỏa điều kiện người dùng đặt ra: Nếu đúng thì kết quả 1, trái lại lấy kết quả 2.
Cú pháp: =IF(Điều kiện; Kết quả1; Kết quả2)
Sau dấu ; thứ nhất ta đọc là thi lấy Kết quả1. Sau dấu ; thứ hai ta lấy Kết quả 2.
Lưu ý: Nếu bỏ trống Kết quả1 và Kết quả2 thì nếu Điều kiện thỏa mãn thì Kết quả1 được trả về 0 và Kết quả2 trả về sẽ là FALSE.
Ví dụ: Xét học sinh có qua môn với điều kiện:
Điểm số từ 7 trở lên: Đạt; y tái lại thấp hơn 7: Không Đạt
Tại ô D2, ta gõ công thức: =IF(C2>=7,"Đạt","Không Đạt"), và được kết quả
(15) Hàm COUNTIF
Hàm COUNTIF dùng để Duyệt các giá trị ở một Miền xét, nếu giá trị nào thỏa mãn Điều kiện thì sẽ được đếm
Cú pháp: =COUNTIF(Miền dữ liệu,Điều kiện)
Ví dụ: Đếm số người xếp hạng “TB” trong cột Xếp hạng công thức cần gõ trong ô J9 là =Countif(J3:J8;”TB”)
Chú ý: Điều kiện có thể là một quan hệ như đẳng thức, bất đẳng thức, … liên quan đến miền tham chiếu. …
Ví dụ: Có bảng thống kê các mặt hàng và số lượng tồn như hình dưới.
Để thống kê xem có bao nhiêu mặt hàng còn tồn trên 150 sản phẩm:
=COUNTIF(C2:C11,">150")
Kết quả trả về cho thấy có tổng cộng 8 mặt hàng còn tồn trên 150 sản phẩm.
(16) Hàm SUMIF
Hàm SUMIF dùng để tính tổng các ô đặc biệt : Duyệt các giá trị ở một Miền xét, nếu giá trị nào thỏa mãn Điều kiện thì sẽ được tính tổng trên các số tương ứng ở một Miền số đã chỉ ra.
Cú pháp: =SUMIF(Miền1, ĐiềuKiện, Miền2)
Với Miền1 là miền xét Điều kiện, Miền2 là miền dữ liệu dạng số để tính tổng.
Ví dụ:
Giả sử có một sheet mà một phần gồm cột I và J như sau:
Và cần tính tổng tiên thưởng của những người xếp loại TB, sẽ đặt kết quả vào một ô nào đó thì trong ô đó ta gõ hàm =SUMIF(I3:I7;"TB";J3:J7)
(17) Hàm AVERAGEIF
Hàm AVERAGEIF dùng để tính trung bình cộng các ô đặc biệt : Duyệt các giá trị ở một Miền1, nếu giá trị nào thỏa mãn Điều kiện thì sẽ được tính trung bình cộng trên các số tương ứng ở một Miền2 đã chỉ ra.
Cú pháp: =AVERAGEIF(Miền1,ĐiềuKiện,Miền2)
Ví dụ: Giả sử có một sheet mà một phần gồm cột I và J như sau:
Và cần tính trung bình cộng tiên thưởng của những người xếp loại TB, sẽ đặt kết quả vào một ô nào đó thì trong ô đó ta gõ hàm =AVERAGEIF(I3:I7;"TB";J3:J7)
*** Hàm sử dụng trong văn bản
(18) Hàm LEFT
Hàm LEFT dùng để cắt chuỗi ký tự bên trái chuỗi văn bản một số lượng kí tự mà người dùng chọn.
Cú pháp: =LEFT(text,num_chars)
Trích ra Num_chars từ bên trái xâu kí tự Text
Ví dụ: Trong bảng dưới đây, dùng hàm LEFT để tìm 3 ký tự đầu tiên tại ô B2. Nhập công thức =LEFT(B3,3), nhấn Enter và được kết quả như hình.
(19) Hàm RIGHT
Hàm RIGHT dùng để tách chuỗi ký tự từ bên phải xâu ký tự, một số lượng kí tự mà người dùng chọn.
Cú pháp: =RIGHT(Text,Num_chars)
Trích ra Num_chars từ bên phải xâu kí tự Text
Ví dụ: Trong bảng dưới đây, dùng hàm RIGHT để tìm 7 ký tự cuối tại ô B2. Nhập công thức =RIGHT(B3,7), nhấn Enter và được kết quả như hình.
(20) Hàm MID
Hàm MID trả về một số lượng ký tự cụ thể từ một xâu kí tự, bắt đầu từ vị trí do bạn chỉ định và lấy ra số lượng ký tự do bạn chỉ định.
Cú pháp: =MID(Text, Start_num, Num_chars)
Trích từ xâu Text kể từ kí tự thứ Start_num số lượng kí tự là Num_chars.
Ví dụ: Trong bảng dưới đây, dùng hàm MID để tìm 7 ký tự tại ô B2 bắt đầu từ vị trí thứ 3. Nhập công thức =LEFT(B3,3,7), nhấn Enter và được kết quả "ạm Văn "
(21) Hàm LEN
Hàm LEN dùng để đếm ký tự trong một chuỗi hoặc một ô chứa chuỗi ký tự và bao gồm cả khoảng trắng hay còn gọi là đo độ dài xâu kí tự,
Cú pháp: =LEN(Text)
Ví dụ: Trong ví dụ ta thực hiện đếm ô A1 đang chứa chuỗi ký tự "Điện máy XANH"
(22) Hàm CONCATENATE hoặc Toán tử &
Hàm CONCATENATE dùng để nối hai hay nhiều chuỗi văn bản thành một chuỗi văn bản.
Cú pháp: = CONCATENATE(Text1,Text2,…,TextN) sẽ ghép các xâu Text lại.
Ví dụ: =CONCATENATE("Điện"," ","máy"," ","XANH"," ","Xin"," ","Cám"," ","ơn.") sẽ trả về "Điện máy XANH Xin Cám ơn."
Chú ý: Ta cũng có thể dùng toán tử & thay cho câu lệnh dài dòng của hàm nêu trên.
Cú pháp: Text1 &Text2 & TextN
Ví dụ: ="Điện"&" "&"máy"&" ","XANH" sẽ trả về "Điện máy XANH”.
Chú ý: phải xen kẽ ghép kí tự “ “ vào nữa nếu không các Text kia sẽ dính vào nhau
(23) Hàm LOWER
Hàm LOWER() chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi văn bản (text) thành chữ thường
Cú pháp: =LOWER(Text)
Trong đó: Text là chuỗi văn bản muốn chuyển đổi thành chữ thường.
Ví dụ: =LOWER(E. E. Cummings) = e. e. cummings
(24) Hàm PROPER
Hàm PROPER là hàm giúp viết hoa chữ thứ nhất trong một chuỗi văn bản nếu trước nó là một khoảng trắng và chuyển đổi tất cả các chữ khác thành chữ thường.
Cú pháp: =PROPER(Text)
Trong đó: Text là dữ liệu văn bản muốn chuyển đổi.
Ví dụ 1: Hãy sử dụng hàm PROPER để chuyển đổi chữ trong bảng dữ liệu sau:
(25) Hàm TRIM
Hàm TRIM loại bỏ tất cả khoảng trống ra khỏi văn bản, chỉ để lại một khoảng trống giữa các từ. Dùng hàm TRIM cho văn bản bạn đã nhận từ một ứng dụng khác mà trong đó có thể chứa những khoảng trống dư thừa.
Cú pháp: =TRIM(Text)
Với Text là xâu kí tự có thể có nhiều dấu cách
Ví dụ:
Chú ý:
Hàm TRIM rất lợi hại để chuẩn hóa các xâu kí tự, nếu không ta có thể nhận kết quả không như mong muốn, nhất là khi ghép các Text… trong việc tách cột Họ và tên thành hai cột tiêng biệt hay ghép cột Họ đệm và cột tên lại thành một cột Họ và tên
Ví dụ: Cho một danh sách có cột Họ tên và một vài cột dữ liêu khác.
a/- Hãy tách Họ yên thành hai cột: Cột họ đệm và cột Tên
b/- Sắp xếp danh sách theo thứ tự từ điển của trường tên, những người cùng tên thì lại phải sắp xếp Họ đệm theo thứ tự từ điển!
c/- Ghép cột Họ đệm và cột Tên lại thành một cột Họ và Tên
Ví dụ: Làm việc với sheet này:
Bước 1. Chèn thêm cột C và copy Họ tên sang
Bước 2. Bôi đen Miền Họ và tên vừa copy sang > Gõ tổ hợp phím Ctrl + H > Gõ dấu sao * và dấu cách “* “ > Nháy chuột vào nút Replace All > OK > Đóng hộp thoại. >
Nhận được tên thôi, Họ đệm mất hết:
Bước 3. Xóa bỏ phần tên trong vùng Họ và tên như sau: Chèn một cột trống trước cột Tên vừa thu được
Bước 4. Tại ô C2 gõ hàm =LEFT(B2;LEN(B2)-LEN(D2), nghĩa là trích từ bên trái xâu B2 một xâu con có độ dài bằng độ dài cả xâu B2 trừ đi độ dài xâu D2, và Enter, rồi kéo xuống cho hết, ta được:
Bước 5. Ngay sau đó, để bỏ cột Họ và tên ta cần cố định lại cột Họ đệm, vì nó là kết quả của hàm LEFT(B2;LEN(B2)-LEN(D2) còn đang phụ thuộc vào Họ và tên. Cách cố định cột Họ đệm, ta copy khối dữ liệu đó và Paste Special Values vào đúng vị trí của nó! Khi đó dù xõa hay thay đổi Họ và tên, Gọ đệm sẽ không thay đổi!
Bước 6. Sắp xếp các trường Tên theo thứ tự từ điển và nếu tên trùng nhau thì lại sắp xếp Họ đệm theo thứ tự từ điển
Bước 7. Ghép Họ đệm mới với Tên: Tại ô kết quả đầu tiên ta gõ =C2&D2 và Enter, ta được Phạm Ngọc Ánh, rồi kéo xuống ta được các kết quả còn lại. Ta cũng cần cố định lại đám dữ liệu vừa thu được nhờ Copy, Paste Special Values, để rồi sau đó yên tâm xóa cột Họ đệm và cột Tên đi: *** Hàm Ngày tháng và Thời gian
(26) Hàm NOW
Hàm NOW dùng để hiển thị ngày và thời gian hiện tại trên hệ thống của bạn tùy theo sự thiết lập đất nước và định dạng.
Cú pháp: =NOW()
Ví dụ: =NOW() : Trả về ngày và thời gian hiện tại trên hệ thống của bạn.
(27) Hàm DATE
Hàm DATE trả về kết quả số cho ngày cụ thể ở định dạng Date
Cú pháp: =DATE(Year,Month,Day)
Với Year chỉ năm; Month chỉ tháng; Day: chỉ ngày.
Ví dụ: =DATE(2015,5,20) trả về kết quả 20/5/2015 hoặc 5/20/2015 tùy theo sự thiết lập đất nước và định dạng.
(28) Hàm TODAY
Hàm TODAY trả lại ngày/tháng.năm hiện thời Cú pháp: =TODAY()
(29) Hàm DATEVALIE
Hàm DATEVALUE chuyển đổi ngày tháng ở dạng văn bản sang dạng số seri.
Cú pháp: =DATEVALUE(DateText)
Ví dụ:
Số seri mình sẽ đổi thành dạng Date cho bình thường
(30) Hàm YEAR
Hàm YEAR Trả về năm từ một giá trị thời gian
Cú pháp: = YEAR(serial_number)
Với serial_number là dạng Ngày Tháng Năm và Thời gian.
Ví dụ: Year(20/11/202) là 2023
(31) Hàm MONTH
Hàm MONTH trả về tháng từ một giá trị Ngày Tháng Năm và Thời gian
Cú pháp: = MONTH(serial_number)
Ví dụ: Year(20/11/202) là 11
(32) Hàm DAY
Hàm DAY trả về ngày từ một giá trị Ngày Tháng Năm và Thời gian
Cú pháp: = DAY(serial_number)
Ví dụ: Year(20/11/202) là 20
(33) Hàm HOUR
Hàm HOUR trả về giờ từ một giá trị thời gian
Cú pháp: = HOUR(serial_number)
(34) Hàm MINUTE
Hàm MINUTE trả về phút từ một giá trị thời gian
Cú pháp: = MINUTE(serial_number)
(35) Hàm SECOND
Hàm SECOND trả về giây từ một giá trị thời gian
Cú pháp: = SECOND(serial_number)
(34) Hàm DAYS360
Hàm DAYS360 trả về số ngày giữa hai ngày, dựa trên một năm có 360 ngày.
(35) Hàm WEEKDAY
Hàm WEEKDAY trả về Thứ trong tuần: bình thường 0 là Chủ nhật, 1 là Thứ Hai, …, 6 là Thứ Bảy.
Cú pháp: =WEEKDAY(Serial_number;[return_type])
Với Serial_number là Ngày Tháng Năm và Thời gian, Return_type=1 (hoặc để trống): Thiết lập giá trị 1 là ngày chủ nhật,… lần lượt theo đó thứ 7 sẽ có giá trị là 7. Giống cách gọi thông thường ở Việt Nam. Return_type=2: Thiết lập giá trị 1 là thứ 2,… lần lượt theo đó ngày chủ nhật sẽ có giá trị là 7. Giống cách gọi thông thường ở nhiều nước phương Tây.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2. Muốn viết mã thứ thành chữ Việt:
*** Hàm tra cứu dữ liệu
(36) Hàm VLOOKUP
Hàm VLOOKUP là hàm được sử dụng khi cần dò tìm dữ liệu trong một bảng, một phạm vi theo hàng dọc và trả về dữ liệu tương ứng theo hàng ngang.
Cú pháp: =VLOOKUP(Giá trị dò,Bảng dò,Cột lấy kết quả,Cách dò)
Với: Giá trị dò là Giá trị đem tra cứu xem kết quả là bao nhiêu.Bảng dò là bảng các kết quả, phải cố định. Cột lấy kết quả lấy kết quả tương ứng với Giá trị dò.
Cách dò là 0 hoặc 1 như sau
- Nếu là 1 (TRUE): dò tương đối, bảng dò phải được sắp xếp.
- Nếu là 0 (FALSE): dò chính xác, có trong Bản dò mới tính, còn lại thì #N/A.
Ví dụ: Tính lương cho công nhân theo bảng lương dọcn viên. Tại ô E8, bạn điền công thức: = D8*VLOOKUP(C8;$A$2:$C$4;3;1) (Đây là cách dò 1)
Cách dò là 1: (Xem bảng nền vàng)
Các lọai lao động được sắp B, C, D.
Lao động loại A không có trong Bảng dò, nhưng lao động giỏi quá nên ban lãnh đạo xét riêng, đặc cách gì đó,
Lao động loại E cũng không có trong Bảng dò nhưng do kém quá nên nhân đạo cho anh ấy lây kết quả bằng loại D cuối bảng để có tiền sinh sống và phấn đấu!
Cách dò là 0: (Xem bảng nền xanh)
Bảng dò không cần được sắp!
Lao động loại A và E không có trong bảng nên kết quả là #N/A.
(37) Hàm HLOOKUP
Hàm HLOOKUP là hàm tìm kiếm một giá trị trên dòng đầu tiên của bảng tham chiếu và cho kết quả tương ứng trong dòng chỉ định.
Cú pháp: =HLOOKUP(Giá trị dò,Bảng dò,Hàng lấy kết quả,Cách dò)
Với: Giá trị dò là Giá trị đem tra cứu xem kết quả là bao nhiêu.Bảng dò là bảng các kết quả, phải cố định. Hàng lấy kết quả lấy kết quả tương ứng với Giá trị dò. Cách dò là 0 hoặc 1 như sau
- Nếu là 1 (TRUE): dò tương đối, bảng dò phải được sắp xếp.
- Nếu là 0 (FALSE): dò chính xác, có trong Bản dò mới tính, còn lại thì #N/A.
Ví dụ: Tính lương cho công nhân theo bảng lương dọcn viên. Tại ô E8, bạn điền công thức: = I8*HLOOKUP(H8;$G$2:$I$4;3;1) (Đây là cách dò 1)
Cách dò là 1: (Xem bảng nền vàng), Các lọai lao động được sắp B, C, D.
Lao động loại A không có trong Bảng dò, nhưng lao động giỏi quá nên ban lãnh đạo xét riêng, đặc cách gì đó,
Lao động loại E cũng không có trong Bảng dò nhưng do kém quá nên nhân đạo cho anh ấy lây kết quả bằng loại D cuối bảng để có tiền sinh sống và phấn đấu!
Cách dò là 0: (Xem bảng nền xanh), Bảng dò không cần được sắp!
Lao động loại A và E không có trong bảng nên kết quả là #N/A.
(38) Hàm INDEX
Hàm INDEX là hàm cho kết quả trả về là một giá trị hoặc tham chiếu tới một giá trị trong bảng hoặc một phạm vi nhất định.
Cú pháp: =INDEX(array, row_num, column_num)
Với: array: Phạm vi ô hoặc một hằng số mảng. Nếu mảng chỉ chứa một hàng hoặc cột thì row_num hoặc column_num tương ứng là tùy chọn. Nếu mảng có nhiều hàng và nhiều cột mà bạn chỉ khai báo 1 trong 2 đối số row_num hoặc column_num, hàm sẽ trả về một mảng của toàn bộ hàng hoặc cột trong mảng. row_num: Thứ tự của hàng trong mảng chứa giá trị trả về. Đây là đối số bắt buộc phải có, trừ khi bạn khai báo column_num. Nếu bỏ qua row_num, bạn cần phải khai báo column_num.
column_num: Thứ tự của cột trong mảng chứa giá trị trả về. Nếu bỏ qua column_num, bạn cần khai báo row_num.
Ví dụ: Bây giờ, giả sử bạn cần tìm giá trị của phần tử ở dòng thứ 4, cột thứ 1 trong mảng. Mảng ở đây gồm 10 dòng và 4 cột (có địa chỉ là B4:E13).
Bạn nhập công thức: =INDEX(B4:E13,4,1).
Giải thích công thức (theo thứ tự các đối số trong công thức từ trái sang):
B4:E13 là mảng chứa giá trị cần trả về
4 là số thứ tự của hàng trong mảng chứa giá trị cần trả về.
1 là số thứ tự của cột trong mảng chứa giá trị cần trả về.
Sau khi nhập xong, bạn nhấn Enter. Kết quả trả về sẽ như hình dưới.
(39) Hàm MATCH
Hàm MATCH là hàm tìm kiếm, xác định vị trí tương đối của một giá trị trong một mảng hoặc một ô.
Cú pháp: =Match(Lookup_value, Lookup_array, Match_type)
Với: Lookup_value: Giá trị mà bạn muốn tìm kiếm. Lookup_array: Mảng hoặc dải ô bạn muốn xác định vị trí của Lookup_value. Miền dữ liệu mà bạn chọn chỉ có thể có duy nhất 1 hàng hoặc 1 cột. Match_type: Xác định kiểu khớp là -1; 0 hoặc 1. Kiểu khớp là 0: Trả về vị trí tương đối của giá trị trong trường hợp miền dữ liệu chưa được sắp xếp.
Kiểu khớp là 1: Trả về vị trí của giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cần tìm. Giả sử miền dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Kiểu khớp là -1: Trả về vị trí của giá trị nhỏ nhất nhưng lớn hơn hoặc bằng giá trị cần tìm. Giả sử miền dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
Ví dụ: Dưới đây là hồ sơ thi tuyển của các học sinh và bạn muốn tìm vị trí của học sinh Lâm Thiên Trang.Tại ô G3 ta thực hiện công thức: =MATCH(G1,A2:A9,0)
Tổng hợp hàm excel cơ bản? File excel tính thuế TNCN mới nhất?
File excel tính thuế TNCN mới nhất?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC có các nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Theo đó, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:
Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với Thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
>> Chi tiết cách tính thuế TNCN được hớng dẫn trong File excel tính thuế TNCN mới nhất dưới đây: Tải về.
- Những hoạt động mang tính truyền thống cho Tết Nguyên đán 2025?
- Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT Quý 4 2024 ngày mấy? Có trùng với ngày nghỉ Tết Âm lịch không?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh mới kinh doanh là bao lâu?
- Lý do được gia hạn thời gian nộp tờ khai thuế mới nhất?
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần điều kiện gì để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 01/7/2025?
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng là gì?
- Công chức có được hành nghề dịch vụ kế toán không?
- Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đối với tổ chức từ 06/02/2025?
- Hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế gồm những gì?
- Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế gồm các loại nào?