Tiền lương đi làm thêm ngày Tết có tính thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho tiền lương đi làm thêm vào ngày Tết?
Tiền lương đi làm thêm vào ngày Tết có tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Căn cứ vào điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
...
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
...
Như vậy, tiền lương tiền công mà người lao động đi làm thêm vào ngày Tết sẽ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động sẽ được miễn thuế đối với phần tiền lương, tiền công được trả cao hơn khi làm việc ban đêm, làm việc thêm giờ. Còn phần tiền lương tính theo ngày làm việc bình thường vẫn phải đóng thuế TNCN.
Tiền lương đi làm thêm ngày Tết có tính thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho tiền lương đi làm thêm vào ngày Tết? (Hình từ Internet)
Cách tính thuế TNCN từ tiền lương đi làm thêm ngày Tết như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
...
Như vậy, người lao động đi làm thêm vào ngày Tết sẽ được hưởng ít nhất bằng 300% so với tiền lương nhận được vào ngày thường.
Đối với người lao động hưởng lương theo ngày thì thu nhập từ tiền lương làm việc vào dịp Tết được tính ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Trước khi tính thuế TNCN phải xác định người lao động là cá nhân cư trú hay không cư trú bởi vì thuế TNCN được tính theo từng trường hợp:
- Trường hợp là cá nhân cư trú:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
...
3. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Công thức tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương tiền công như sau:
Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
+ Thu nhập tính thuế :
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
+ Thuế suất:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, cụ thể như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Đối với trường hợp Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân (căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
- Trường hợp là cá nhân không cư trú:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân x Thuế suất 20%.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam có hai trường hợp:
+ Trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam : Tổng số ngày làm việc trong năm) x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
+ Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày có mặt ở Việt Nam : 365 ngày) x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam.
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam các trường hợp nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
- Công ty cổ phần là gì? Công ty cổ phần có phải nộp thuế môn bài không?
- Khi phá sản, doanh nghiệp có phải đóng thuế xuất nhập khẩu không?
- Sản phẩm muối có thành phần chính là NaCl có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Chính thức thay đổi lịch nhận tiền lương hưu tháng 12/2024? Phát sinh thu nhập sau khi về hưu có đóng thuế TNCN không?
- Mã số ngạch Kiểm tra viên chính thuế là gì? Kiểm tra viên chính thuế cần đáp ứng tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nào?
- Các khoản thu nhập khác nào chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Các loại thuế nào kê khai theo tháng mới nhất 2025? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế kê khai theo tháng?
- Tiền lương đi làm thêm ngày Tết có tính thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho tiền lương đi làm thêm vào ngày Tết?
- Khoản chi đầu tư công trình văn hóa thông tin thuộc ngân sách Nhà nước có phải khấu trừ thuế GTGT không?
- Có được phép đại diện ủy quyền nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh không?