Thương mại điện tử là gì? Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử gồm những ai?
Thương mại điện tử là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích về hoạt động thương mại như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
...
Đồng thời, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
...
Theo quy định trên, có thể hiểu thương mại điện tử là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác được tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng hình thức kinh doanh, mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ qua các nền tảng điện tử, mạng viễn thông di động, đặc biệt là qua mạng Internet.
Thương mại điện tử là gì? Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử gồm những ai? (Hình từ Internet)
Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử gồm những ai?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về chủ thể của hoạt động thương mại điện tử như sau:
Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.
6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
Như vậy, chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử gồm:
- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
- Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
- Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.
- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
Cơ quan thuế có trách nhiệm gì trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử?
Căn cứ Điều 80 Thông tư 80/2021/TT-BTC, quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau:
- Tổng cục Thuế là cơ quan thuế quản lý thuế trực tiếp đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, có trách nhiệm cấp mã số thuế cho nhà cung cấp ở nước ngoài theo quy định, tiếp nhận tờ khai thuế và thực hiện các công việc có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài.
- Cập nhật danh sách các nhà cung cấp nước nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký thuế, kê khai thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch phát sinh tại Việt Nam.
- Cơ quan thuế ở Việt Nam có quyền phối hợp với cơ quan thuế ở nước ngoài để trao đổi, đôn đốc nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế; truy thu thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài nếu chứng minh được nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế không đúng thực tế; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện và các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không tuân thủ nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
- Tiền trúng số áp dụng kỳ tính thuế thu nhập cá nhân nào?
- 03 cách tra cứu tình trạng hoạt động của doanh nghiệp mới nhất 2025?
- Còn mấy ngày nữa đến giao thừa 2025? Giao thừa 2025 là 29 hay 30 tháng chạp âm lịch?
- Link Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là gì? Phải đăng ký thuế cùng lúc với đăng ký doanh nghiệp đúng không?
- Hạn chót thay đổi kỳ tính thuế từ tháng sang quý năm 2025 là ngày mấy?
- Mẫu Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động năm 2024? Tiền bồi thường tai nạn lao động có chịu thuế TNCN?
- Bảng lương công chức 2025 như thế nào? Hiện nay, lương công chức thuế là bao nhiêu?
- Dự kiến tháng 03/2025, Bộ Tài chính sẽ trình Nghị định quản lý thuế thương mại điện tử?
- Trường hợp nào phải xác thực tài khoản Facebook bằng CCCD, thẻ căn cước từ 25/12/2024? Khi nào được miễn lệ phí cấp đổi thẻ căn cước?
- Sửa đổi quy định về kỳ kế toán theo Luật 56/2024/QH15 như thế nào?