Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký thuế khi sử dụng mã định danh cá nhân là mã số thuế?
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký thuế khi sử dụng mã định danh cá nhân là mã số thuế?
Ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công điện 133/CĐ-TTg năm 2024 đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, để tiếp tục triển khai Đề án này thực chất, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, đối với Bộ Tài chính:
7. Bộ Tài chính
a) Khẩn trương hoàn thiện, ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 hướng dẫn về đăng ký thuế đối với cá nhân khi triển khai sử dụng mã định danh cá nhân là mã số thuế theo quy định tại khoản 7, Điều 35 Luật Quản lý thuế. Trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, hoàn thành trong tháng 12 năm 2024.
b) Khẩn trương có lộ trình, phương án phân bổ kinh phí cho các địa phương để giải ngân nguồn vốn ngân sách trong năm 2024 và phương án triển khai trong năm 2025 theo quy định tại Nghị định số 138/2024/NĐ-CP. Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương rà soát, đề xuất dự toán kinh phí triển khai Đề án 06 năm 2025 gửi về Bộ Tài chính tập hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền để đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06.
Như vậy, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế đối với cá nhân khi triển khai sử dụng mã định danh cá nhân là mã số thuế.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký thuế khi sử dụng mã định danh cá nhân là mã số thuế? (Hình từ Internet)
Đối tượng đăng ký thuế theo Nghị định 123 là ai?
Theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
(1) Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế
- Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, xã hội - nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
- Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác).
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo;
Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao;
Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại (sau đây gọi là Tổ chức khác).
- Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (sau đây gọi là Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài).
- Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là Nhà cung cấp ở nước ngoài).
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuế riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (trừ cơ quan chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân);
Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc tổ chức, cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay).
Tổ chức chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế TNCN sử dụng mã số thuế đã cấp để khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khấu trừ, nộp thay.
- Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí.
- Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).
- Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).
- Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.
- Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Từ ngày 01/07/2025, sản phẩm muối nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
- Đơn vị kế toán phải có trách nhiệm thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán đúng không?
- Thời gian thông báo mã số thuế là bao nhiêu ngày?
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được quy định ra sao?
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thực hiện kiểm toán độc lập không?
- Chữ số hiển thị trên hóa đơn điện tử có bao gồm phần chữ số thập phân không?
- Năm sinh nào không phải nộp lệ phí khi thực hiện cấp đổi thẻ căn cước 2025?
- Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì thời gian khoanh tiền thuế nợ tính từ ngày nào?
- Một năm có mấy kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2025 là ngày nào?
- Hộ kinh doanh mới thành lập chưa hoạt động thì có nộp tờ khai thuế môn bài không?