Thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức mới nhất 2025?

Thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức mới nhất được thực hiện như thế nào? Sáp nhập tổ chức thì mã số thuế có được giữ lại hay không?

Thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức mới nhất 2025?

Theo Quyết định 155/QĐ-BTC năm 2025, thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất tổ chức - Đối với tổ chức mới được chia, tổ chức được tách, tổ chức hợp nhất được thay thế bởi thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức tại Thông tư 86/2024/TT-BTC.

Theo đó, tại Mục 27 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 155/QĐ-BTC năm 2025 quy định thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức mới nhất 2025 như sau:

Bước 1:

Đối với trường hợp chia tổ chức:

- Tổ chức bị chia: nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định chia tổ chức hoặc văn bản tương đương.

- Các tổ chức mới thành lập từ tổ chức bị chia phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Thông tư 86/2024/TT-BTC theo nơi nộp hồ sơ như sau:

+ Tổ chức kinh tế (trừ tổ hợp tác) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.

+ Tổ hợp tác, tổ chức khác theo quy định tại điểm b, c, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở đối với tổ chức do cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định thành lập; tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở đối với tổ chức do cơ quan cấp huyện ra quyết định thành lập và nơi tổ hợp tác đóng trụ sở.

Đối với trường hợp tách tổ chức:

- Tổ chức bị tách: nếu có phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế sau khi tách thì phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức được tách: phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Thông tư 86/2024/TT-BTC theo nơi nộp hồ sơ như sau:

+ Tổ chức kinh tế (trừ tổ hợp tác) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.

+ Tổ hợp tác, tổ chức khác theo quy định tại điểm b, c, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở đối với tổ chức do cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định thành lập; tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở đối với tổ chức do cơ quan cấp huyện ra quyết định thành lập và nơi tổ hợp tác đóng trụ sở.

Đối với trường hợp sáp nhập tổ chức:

- Tổ chức bị sáp nhập nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương.

- Tổ chức nhận sáp nhập nếu có phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế sau khi sáp nhập thì trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Đối với trường hợp hợp nhất tổ chức:

- Các tổ chức bị hợp nhất nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có Hợp đồng hợp nhất hoặc văn bản tương đương.

- Tổ chức hợp nhất phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Thông tư 86/2024/TT-BTC theo nơi nộp hồ sơ như sau:

+ Tổ chức kinh tế (trừ tổ hợp tác) quy định tại điểm a, b lhoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.

+ Tổ hợp tác, tổ chức khác theo quy định tại điểm b, c, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở đối với tổ chức do cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định thành lập; tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở đối với tổ chức do cơ quan cấp huyện ra quyết định thành lập và nơi tổ hợp tác đóng trụ sở.

- Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử:

Người nộp thuế (NNT) truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) để khai tờ khai và gửi kèm các hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.

Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận:

Đối với hồ sơ bằng giấy:

- Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ; lập phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả, thời hạn xử lý hồ sơ đã tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, công chức thuế không tiếp nhận và hướng dẫn người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ gửi bằng đường bưu chính: Công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Đối với hồ sơ điện tử:

Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.

- Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế.

- Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế và trả kết quả giải quyết qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định: Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ theo thời hạn quy định tại Thông tư 86/2024/TT-BTC.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục theo quy định: Cơ quan thuế gửi thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ, gửi đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ.

Thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức mới nhất 2025?

Thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức mới nhất 2025? (Hình từ Internet)

Sáp nhập tổ chức thì mã số thuế có được giữ lại?

Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại như sau:

Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại
...
3. Sáp nhập tổ chức
Tổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
a) Đối với tổ chức bị sáp nhập:
Tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này.
...

Như vây, khi sáp nhập tổ chức thì tổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Sáp nhập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thuế trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức mới nhất 2025?
Nguyễn Bảo Trân
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch