Thời hạn nộp Báo cáo tình hình tai nạn lao động cuối năm 2024? Trợ cấp tai nạn lao động có chịu thuế TNCN?

Thời hạn nộp Báo cáo tình hình tai nạn lao động cuối năm 2024 đối với người sử dụng lao động là khi nào? Khoản tiền trợ cấp tai nạn lao động có chịu thuế TNCN không?

Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm 2024?

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về thời điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động như sau:

Thời điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
...

Như vậy, thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm 2024 đối với người sử dụng lao động chậm nhất là ngày 09/01/2025 (Thứ 5).

Thời hạn nộp Báo cáo tình hình tai nạn lao động cuối năm 2024? Trợ cấp tai nạn lao động có chịu thuế TNCN?

Thời hạn nộp Báo cáo tình hình tai nạn lao động cuối năm 2024? Trợ cấp tai nạn lao động có chịu thuế TNCN? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động không nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không thống kê tai nạn lao động; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi không nộp báo cáo tai nạn lao động là từ 5 triệu - 10 triệu đồng đối với cá nhân, 10 - 20 triệu đồng đối với tổ chức.

Trợ cấp tai nạn lao động có chịu thuế TNCN?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về thu nhập chịu thuế TNCN như sau:

Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
...

Như vậy, trợ cấp tai nạn lao động là khoản trợ cấp không chịu thuế TNCN.

Nguyễn Bảo Trân
Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hạn nộp Báo cáo tình hình tai nạn lao động cuối năm 2024? Trợ cấp tai nạn lao động có chịu thuế TNCN?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động năm 2024? Tiền bồi thường tai nạn lao động có chịu thuế TNCN?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch