Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là bao lâu? Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu theo Luật Đấu thầu mới là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Đấu thầu 2023 quy định thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu như sau:
Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế;
c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
…
Đồng thời, căn cứ theo khoản 6 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu như sau:
Giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
...
6. Căn cứ quy mô, tính chất, tiến độ của dự án, gói thầu, người có thẩm quyền quyết định thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu là số ngày tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả thời gian thẩm định. Trường hợp gói thầu có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn thì thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể ghi rõ thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời gian thẩm định.
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Đấu thầu 2023, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định như sau:
(1) Đối với đấu thầu trong nước:
- Đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế: Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 18 ngày.
- Đối với các gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị không quá 20 tỷ đồng và gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá trị không quá 10 tỷ đồng, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày.
(2) Đối với đấu thầu quốc tế:
- Đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế: Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 35 ngày.
- Đối với các gói thầu có giá trị không quá mức quy định trên, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 18 ngày.
(3) Đối với chào hàng cạnh tranh: Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng thầu.
Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, người có thẩm quyền sẽ quyết định thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả thời gian thẩm định và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Thời gian này có thể được quy định cụ thể cho từng gói thầu tùy thuộc vào quy mô, tính chất và tiến độ dự án.
Do đó, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là một phần trong thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và có thể thay đổi tùy vào yêu cầu cụ thể của từng gói thầu.
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là bao lâu? Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu là bao nhiêu?
Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
....
4. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,06% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
c) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng;
d) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.
5. Chi phí đánh giá hồ sơ:
a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.
Như vậy, chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu, tuy nhiên phải nằm trong khoảng tối thiểu là 3.000.000 và tối đa là 60.000.000 đồng.
- Tải về Mẫu số 12A Thông tư 22/2024 Mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng?
- Quy định về miễn công tác và sinh hoạt đảng theo Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng 2025? Miễn sinh hoạt đảng có đóng đảng phí không?
- Một số điểm về dạy thêm, học thêm đáng chú ý trước khi Thông tư 29 có hiệu lực?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của tàu bay năm 2025 là bao nhiêu %?
- Trong hồ sơ dự thầu có sự khác biệt bản chụp và bản gốc thì được xử lý như thế nào?
- Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là bao lâu? Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
- Mẫu Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu - Mẫu số 02B?
- Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế TNCN của người lao động nước ngoài như thế nào?
- Tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong những trường hợp nào?
- Kinh doanh xổ số có phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không? Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như thế nào?