Thế nào về vốn điều lệ là ngoại tệ? DN có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam khi xác định thuế TNDN không?
Hiểu như thế nào về vốn điều lệ là ngoại tệ?
Căn cứ theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hiện nay, pháp luật không cấm việc góp vốn bằng ngoại tệ.
Khi nói vốn điều lệ là ngoại tệ, có nghĩa là doanh nghiệp đăng ký và cam kết đóng góp vốn điều lệ bằng ngoại tệ (ví dụ: USD, EUR, JPY, v.v...) thay vì bằng tiền đồng Việt Nam (VND).
Thông thường, điều này thường xảy ra trong trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó các cổ đông hoặc nhà đầu tư là người nước ngoài và họ muốn cam kết vốn điều lệ bằng đồng tiền mà họ sử dụng, thay vì VND.
Hiểu như thế nào về vốn điều lệ là ngoại tệ? DN có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam khi xác định thuế TNDN đúng không? (Hình từ Internet)
DN có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam khi xác định thuế TNDN đúng không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau:
Phương pháp tính thuế
...
6. Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Theo đó, DN có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam khi xác định thuế TNDN.
Lưu ý khi quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thì thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 gồm:
* Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã 2023.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
* Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế TNDN như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
* Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
- Bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử có trách nhiệm như thế nào?
- Tài khoản 33311 là tài khoản gì? Hạch toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311) theo Thông tư 200 thế nào?
- Lịch bắn pháo hoa tỉnh Yên Bái Tết Âm lịch 2025? Cục Thuế tỉnh Yên Bái nằm ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Tam Kỳ Quảng Nam? Địa chỉ Chi cục Thuế khu vực Tam Kỳ?
- Giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bến Tre? Trang web Cục Thuế Tỉnh Bến Tre?
- Thời gian địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Cần Thơ? Địa chỉ Cục Thuế Cần Thơ ở đâu?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk?
- Giờ bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2025 Hà Nội? Địa điểm bắn ở đâu?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Tỉnh Kiên Giang? Pháo hoa chịu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường 5%?
- Bạc Liêu bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 ở đâu, mấy giờ? Người dân có được bắn pháo hoa Bộ Quốc phòng? Pháo hoa Bộ Quốc phòng có chịu thuế GTGT?