Thẩm định giá là gì? Hành vi cho thuê sử dụng thẻ thẩm định viên về giá có thuộc hành vi bị nghiêm cấm không?
Thẩm định giá là gì?
Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Giá 2023 quy định thì thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.
Thẩm định giá là gì? Hành vi cho thuê sử dụng thẻ thẩm định viên về giá có thuộc hành vi bị nghiêm cấm không? (Hình từ Internet)
Hành vi cho thuê sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá có thuộc hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Giá 2023 có quy định như sau:
Thẻ thẩm định viên về giá
1. Thẻ thẩm định viên về giá là chứng nhận chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản hoặc thẩm định giá doanh nghiệp, được cấp cho người đạt yêu cầu tại kỳ thi cấp thẻ thẩm định viên về giá.
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 7 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá
...
4. Đối với thẩm định viên về giá:
a) Thông tin không chính xác, không trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Giả mạo, cho thuê, cho mượn, sử dụng thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
c) Lập chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá với tư cách cá nhân;
d) Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không đáp ứng các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này;
đ) Thực hiện thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
e) Lập khống báo cáo thẩm định giá, các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
g) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
Như vậy, hành vi cho thuê sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá thuộc hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá.
Mức xử phạt tiền đối với hành vi cho thuê sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hành nghề thẩm định giá
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không giải trình báo cáo thẩm định giá do thẩm định viên về giá thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng hướng dẫn về thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá, thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
b) Không thực hiện đúng cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
c) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, cho thuê, cho mượn, sử dụng thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của Luật Giá và pháp luật có liên quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 02 tháng đến 03 tháng Thẻ thẩm định viên về giá kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng Thẻ thẩm định viên về giá kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trừ trường hợp giả mạo thẻ thẩm định viên về giá.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giải trình báo cáo thẩm định giá do thẩm định viên về giá thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Do vậy, mức xử phạt tiền đối với hành vi cho thuê sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá sẽ là:
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá đối với cá nhân.
Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá đối với tổ chức.
Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng Thẻ thẩm định viên về giá kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với hành vi vi phạm cho thuê sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá trái quy định pháp luật.
- Tiền thưởng vào ngày lễ Noel có phải khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Mẫu bảng đối chiếu công nợ mới nhất 2025? Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán là hành vi nào?
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất năm 2025 là Luật nào? Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất?
- Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới nhất?
- Có bao nhiêu đối tượng phải trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024?
- Mức phạt tiền cao nhất và thấp nhất đối với vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
- Mẫu công văn giải trình thuế thu nhập cá nhân cho người có thu nhập 02 nơi mới nhất 2024?
- Đổi thẻ căn cước có phải đổi mã số thuế không?
- Viên chức nhận tiền thưởng kèm theo danh hiệu chiến sĩ thi đua có phải nộp thuế TNCN không?
- Tết Âm lịch 2025 là ngày mấy lịch dương? Hạn chót nộp thuế môn bài rơi vào mùng 2 Tết phải không?