Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Tết Âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần? Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết Âm lịch 2025?
Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Tết Âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần?
Tết Âm lịch 2025, hay còn gọi là Tết Nguyên đán 2025, sẽ bắt đầu từ ngày 29 tháng 1 năm 2025 dương lịch (Thứ tư) và kết thúc vào ngày 6 tháng 2 năm 2025 dương lịch (Thứ ba). Tết Âm lịch 2025 là năm Ất Tỵ, năm con Rắn.
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo đó, lịch nghỉ Tết Nguyên đán - Tết Âm lịch chính thức cho năm 2025 như sau:
[1] Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp Tết Âm lịch 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
[2] Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.
[3] Đối với người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ Tết Âm lịch 2025 như sau:
Lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
- Thông báo phương án nghỉ tết Âm lịch 2025 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán - Tết Âm lịch 2025 chính thức thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ liên tục 9 ngày từ 25/01/2025 - 02/02/2025 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn - mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Đối với người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân thì người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 như sau: 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Dưới đây là Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 như sau:
Ngày 25 tháng 1 năm 2025 (Thứ bảy): 26 Tết
Ngày 26 tháng 1 năm 2025 (Chủ nhật): 27 Tết
Ngày 27 tháng 1 năm 2025 (Thứ hai): 28 Tết
Ngày 28 tháng 1 năm 2025 (Thứ ba): 29 Tết
Ngày 29 tháng 1 năm 2025 (Thứ tư): Giao thừa, Mùng 1 Tết
Ngày 30 tháng 1 năm 2025 (Thứ năm): Mùng 2 Tết
Ngày 31 tháng 1 năm 2025 (Thứ sáu): Mùng 3 Tết
Ngày 1 tháng 2 năm 2025 (Thứ bảy): Mùng 4 Tết
Ngày 2 tháng 2 năm 2025 (Chủ nhật): Mùng 5 Tết
Ngày 3 tháng 2 năm 2025 (Thứ hai): Mùng 6 Tết
Như vây, mùng 1 Tết Âm lịch 2025 sẽ rơi vào Thứ tư trong giữa tuần.
Đồng thời, còn 44 ngày nữa sẽ đến Tết Âm lịch 2025.
Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Tết Âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần? Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết Âm lịch 2025? (Hình từ Internet)
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025 nhận lương tối thiểu bao nhiêu?
Đầu tiên, căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Đồng thời, theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm cụ thể như:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, từ những quy định trên vào dịp Tết Âm lịch 2025 (Tết Nguyên đán) người lao động sẽ được nghỉ 05 ngày và hưởng nguyên lương.
Theo đó, cách tính lương cho người lao động đi làm vào Tết Âm lịch 2025 được xác định như sau:
Nếu người lao động đi làm thêm vào ngày nghỉ Tết thì tiền lương sẽ được tính như sau:
- 100%: Tiền lương của ngày đi làm.
- 300%: Ngày Tết Âm lịch.
Do đó, tổng số tiền lương người lao động làm việc vào ban ngày có thể được hưởng ít nhất là 400% lương của ngày làm việc bình thường (áp dụng đối với người lao động hưởng lương ngày).
Đối với trường hợp làm thêm vào ban đêm:
- 30%: Làm việc vào ban đêm.
- 60%: 20% x tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày Tết Âm lịch (300%).
Như vậy, tổng tiền lương mà người lao động nhận được khi đi làm thêm giờ vào ngày Tết Âm lịch 2025 tối thiểu là: 490%
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết Âm lịch 2025?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, một số nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng tết của người lao động được dựa vào công thức như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập người lao động nhận được - các khoản được miễn thuế.
Cụ thể, khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn tính thuế như sau:
Thuế thu nhập cá nhân là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Biểu thuế bậc thu nhập được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Để dễ hình dung, có thể tham khảo một ví dụ dưới đây:
Lương của chị A tháng 12/2023 là 15 triệu đồng, thưởng Tết 25 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Chị A nuôi 2 con đều dưới 18 tuổi. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của chị A được tính như sau:
- Thu nhập chịu thuế của chị A là 15 triệu + 25 triệu = 40 triệu đồng.
- Chị A được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4.4 triệu đồng × 2 = 8,8 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 15 triệu tiền lương × (8% + 1,5% + 1%) = 1,575 triệu đồng.
Lưu ý: Thưởng không tính tiền bảo hiểm, chỉ tính tiền bảo hiểm trên số tiền lương.
Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11 + 8,8 + 1,575 = 21,375 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của chị A là: 40 - 21,375 = 18,625 triệu đồng
Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
Tổng số thuế chị A phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng = 1,95 triệu đồng
- Mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết Âm lịch 2025 có ý nghĩa gì? Không lập hóa đơn hàng hóa khuyến mãi bị phạt bao nhiêu tiền?
- Có mấy loại chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt?
- Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định thế nào từ ngày 01/7/2025?
- Doanh nghiệp kiểm toán có chi nhánh phải có ít nhất 5 kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại trụ sở chính theo Luật mới?
- Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Bán mảnh đất thứ 2 thì thuế suất thuế TNCN là bao nhiêu? Giá chuyển nhượng bất động sản được xác định như thế nào?
- Mức lương kế toán viên chính 2025 áp dụng hệ số bao nhiêu?
- Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp từ 01/07/2025?
- Tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân áp dụng công thức nào?
- Phí dịch vụ kiểm toán được quy định như thế nào?