Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội theo quy chế của Bộ Tài chính?
Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội?
Mới đây, ngày 27/11/2024 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024, về quy chế xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, thi hành pháp luật tài chính.
Trong đó, theo Điều 15 Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024, quy trình đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết nói chung cũng như các Luật Thuế nói riêng để trình Quốc hội cụ thể như sau:
Bước 1: Trước khi lập đề nghị xây dựng Luật thuế trình Quốc hội thì đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 34 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, gồm:
- Thực hiện tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng Luật Thuế; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật;
- Nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng luật;
- Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật; đánh giá tác động của chính sách;
- Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Luật Thuế sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thuế, bao gồm:
- Tờ trình Bộ và dự thảo tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng luật theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP.
Trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; phạm vi điều chỉnh, đối tượng; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật; các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật;
- Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật; đánh giá tác động của chính sách theo mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP.
Trường hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh thì việc xây dựng nội dung chính sách, báo cáo đánh giá tác động chính sách phải bao gồm những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật;
- Dự kiến đề cương chi tiết đối với dự thảo luật theo mẫu số 04, mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP;
- Các tài liệu khác (nếu có).
Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội? (Hình từ Internet)
Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thuế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024 quy định về việc đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết
Việc đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP. Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có).
Như vậy, việc đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết cũng như Luật Thuế nói riêng sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, và khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP.
Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết phải nêu rõ:
- Vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách;
- Giải pháp để thực hiện chính sách;
- Tác động tích cực, tiêu cực của chính sách;
- Chi phí, lợi ích của giải pháp;
- So sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp;
- Lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn;
- Đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có).
- Trường hợp biên lai bị cháy thì phải xử lý như thế nào?
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế của cá nhân cư trú được tính như thế nào?
- Đất xây dựng cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật có được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
- Chứng chỉ đại lý thuế phải thi bao nhiêu môn?
- Có bao nhiêu phương pháp sửa chữa sổ kế toán?
- Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế khi có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương?
- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế là gì? Thời hạn thanh tra thuế là khi nào?
- Mẫu số 02/ĐN-HĐG Đơn đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in mới nhất?
- Dịch vụ T-VAN là gì? Thủ tục đăng ký giao dịch điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được quy định như thế nào?
- Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội theo quy chế của Bộ Tài chính?