Phân đoạn người nộp thuế là gì? Quy trình phân đoạn người nộp thuế như thế nào?

Phân đoạn người nộp thuế là gì? Quy trình phân đoạn người nộp thuế như thế nào?

Phân đoạn người nộp thuế là gì?

Phân đoạn người nộp thuế được định nghĩa tại khoản 17 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC là việc cơ quan thuế phân chia người nộp thuế thành những nhóm có đặc điểm chung để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.

Phân đoạn người nộp thuế là gì? Quy trình phân đoạn người nộp thuế như thế nào?

Phân đoạn người nộp thuế là gì? Quy trình phân đoạn người nộp thuế như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình phân đoạn người nộp thuế như thế nào?

Quy trình phân đoạn người nộp thuế được quy định tại Điều 6 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023, cụ thể như sau:

Trước khi thực hiện xây dựng bộ chỉ số tiêu chí, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế và áp dụng các biện pháp quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện phân đoạn người nộp thuế.

(1) Các phương án phân đoạn người nộp thuế.

- Phân đoạn theo đối tượng: người nộp thuế là cá nhân; người nộp thuế là doanh nghiệp; người nộp thuế là tổ chức khác.

- Phân đoạn theo quy mô người nộp thuế (lớn, vừa, nhỏ) được xác định bằng: doanh thu hoặc tổng thu nhập; quy mô vốn, tài sản; số tiền nộp ngân sách nhà nước; lợi nhuận kế toán trước thuế; số lượng người lao động tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng thời kỳ, địa bàn hoạt động.

- Phân đoạn theo ngành kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo quy định hiện hành.

- Phân đoạn theo loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.

- Phân đoạn theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (theo phân cấp hành chính).

- Phân đoạn theo khu vực kinh tế: khu vực kinh tế có vốn nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (tư nhân).

- Phân đoạn theo tiêu chí khác phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý thuế.

(2) Thực hiện phân đoạn người nộp thuế.

Ban Quản lý rủi ro đề xuất trình Tổng cục Thuế phương án phân đoạn người nộp thuế phù hợp với việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế.

Cơ quan thuế các cấp sử dụng phân đoạn người nộp thuế trong việc thực hiện các biện pháp xử lý đối với các mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế.

Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Ban Quản lý rủi ro thực hiện thiết lập, cập nhật phương án nhóm phân đoạn người nộp thuế trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.

Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC thì áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế.

Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định như thế nào?

Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

(1) Cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ và thực hiện:

- Quản lý tuân thủ pháp luật thuế;

- Quản lý rủi ro về đăng ký thuế;

- Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan thuế;

- Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế;

- Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế;

- Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

- Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ;

- Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm;

- Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân;

- Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

(2) Danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật, quản lý thông tin người nộp thuế có rủi ro để phục vụ cho công tác quản lý thuế trong toàn ngành thuế.

(3) Tổng cục Thuế quy định chi tiết định kỳ việc đánh giá, lập danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC để xác định trọng điểm trong công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ.

(4) Nếu có thông tin nghi ngờ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, qua đơn thư tố cáo, qua thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều tra, thủ trưởng cơ quan thuế quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra, thay đổi biện pháp quản lý thuế khác theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Phân đoạn người nộp thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phân đoạn người nộp thuế là gì? Quy trình phân đoạn người nộp thuế như thế nào?
Phan Thanh Thảo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch