Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Căn cứ Điều 83 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn về nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN) như sau:
(1) Mục đích: Phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính
(2) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.
Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:
- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2- Số dư đầu năm), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối năm), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.
- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.
- Cột 1, 2- Số dư đầu năm: Phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.
- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.
- Cột 5, 6 “Số dư cuối năm”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.
Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:
Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5), Tổng số dư Có (cột 6).
Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục thì có phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Hệ thống báo cáo tài chính
1. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01a - DNN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 - DNN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 - DNN
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho Mẫu số B01a - DNN.
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).
…
Theo đó, báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản.










- Người dưới 18 tuổi điều trị cận thị có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Tài khoản 158 - Hàng hóa kho bảo thuế theo TT200 phản ánh nội dung gì?
- Vàng nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Điều kiện cần có để được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng là gì?
- Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước là ai? Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước có những quyền hạn gì?
- Nguyên tắc kế toán tài khoản 631 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
- Giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ cầm đồ được xác định như thế nào?
- Hướng dẫn điền mẫu 02-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho cá nhân đã chết không?
- Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hướng dẫn phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?