Nhóm nợ nghi ngờ theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN gồm những khoản nợ nào?
Nhóm nợ nghi ngờ theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN gồm những khoản nợ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng
Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng
1. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:
...
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này;
…
Đồng thời, khoản 4 Điều 11 Thông tư 31/2024/TT-NHNN về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính như sau:
Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính
1. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại Khoản này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo 05 nhóm như sau:
...
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ được ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này;
…
Như vậy, nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN được quy định cụ thể như sau:
- Nhóm nợ nghi ngờ phân loại nợ theo phương pháp định lượng: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ bị quá hạn hoặc còn trong hạn theo quy định, nợ chưa thu hồi được trong thời gian quy định theo quyết định thu hồi và các khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31 2024.
- Nhóm nợ nghi ngờ phân loại nợ theo phương pháp định tính: Bao gồm các khoản nợ được đánh giá có khả năng tổn thất cao, cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện là rất cao và các khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31 2024.
Nhóm nợ nghi ngờ theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN gồm những khoản nợ nào? (hình từ internet)
Các khoản nợ thuộc nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) có phải nợ xấu không?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN về giải thích từ ngữ “nợ xấu” như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
5. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán (nợ xấu nội bảng), gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
6. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
7. Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng của nợ xấu và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng các khoản nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.
...
Như vậy, các khoản nợ thuộc nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) được xếp vào danh mục nợ xấu (NPL). Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5, đang được hạch toán trong bảng cân đối kế toán.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
- Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm; ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu cần thiết);
- Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao;
- Được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.
- Nhóm nợ nghi ngờ theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN gồm những khoản nợ nào?
- Từ 01/7/2025, chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân là gì?
- Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN mới nhất năm 2025?
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý 4/2024? Xác định tiền thuế TNDN tạm tính Quý 4 thế nào?
- Chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc, vụ án là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng?
- Điểm mới về đối tượng đăng ký thuế Thông tư 86/2024 thay thế Thông tư 105?
- Chi phí giám định trong tố tụng từ 01/7/2025 bao gồm những chi phí gì? Ai được miễn chi phí giám định?
- Tổng cục Thuế giới thiệu điểm mới Thông tư 86/2024/TT-BTC thay thế Thông tư 105 về đăng ký thuế?
- Chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự là những chi phí nào theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Luật Đầu tư công mới nhất 2025? Chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng nguồn nào?