Mức phạt dẫn dắt vật nuôi khi đang điều khiển phương tiện giao thông?
Mức phạt việc dẫn dắt vật nuôi khi đang điều khiển phương tiện giao thông?
Căn cứ quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp liên quan đến dẫn dắt vật nuôi khi tham gia giao thông như sau:
(1) Mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
- Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe.
(2) Mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm b, điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
- Dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ; điều khiển, dẫn dắt vật nuôi đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.
(3) Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (khoản 3 Điều 11 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
- Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào đường cao tốc.
(4) Mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện ám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe
Mức phạt dẫn dắt vật nuôi khi đang điều khiển phương tiện giao thông?
Quy định về người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ?
Căn cứ Điều 32 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ
1. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.
2. Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.
3. Không được thả vật nuôi trên đường bộ.
Theo đó, quy định về việc người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ như sau:
- Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải. Nếu cần phải cho vật nuôi đi qua đường, người điều khiển phải quan sát và chỉ được đi qua khi có đủ điều kiện an toàn, đồng thời không gây cản trở cho các phương tiện và người tham gia giao thông khác.
- Người điều khiển không được phép điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, hoặc điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành riêng cho xe cơ giới.
- Không được thả vật nuôi ra đường bộ, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tránh gây cản trở cho các phương tiện di chuyển.
Loại xe nào không phải đóng phí đường bộ?
Theo Điều 3 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định không phải đóng phí đường bộ (miễn phí sử dụng đường bộ) đối với người nộp phí cho các loại xe sau đây:
- Xe cứu thương.
- Xe chữa cháy.
- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm:
+ Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác).
+ Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ.
Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi đơn vị đăng kiểm khi kiểm định xe (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại).
- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các xe mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng.
Bao gồm: xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh và các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng.
- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng công an nhân dân bao gồm:
+ Xe cảnh sát giao thông có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” ở hai bên thân xe.
+ Xe cảnh sát 113 có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe.
+ Xe cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe.
+ Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng công an nhân dân làm nhiệm vụ.
+ Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng công an nhân dân.
+ Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng công an nhân dân).
- Thuế trước bạ là gì? Các đối tượng phải chịu thuế trước bạ?
- Nhà ở thuộc tài sản công nào không chịu thuế giá trị gia tăng? Đối tượng nào chịu thuế suất thuế GTGT 5%?
- Ngoại trừ các trường hợp được miễn, xe ô tô không phải nộp phí sử dụng đường bộ khi nào?
- 17 khẩu hiệu tuyên truyền Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 2025? Mức đóng đảng phí của đảng viên trong các tổ chức chính trị?
- Quyền của bên bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng từ ngày 01/4/2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Lạng Sơn? Địa chỉ Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn?
- Vi phạm ở mức độ nào thì hành vi trốn thuế sẽ không bị phạt hành chính mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Mẫu tờ khai cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH 2 TV trở lên?
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản đối với cá nhân không cư trú?
- Link tra cứu hóa đơn điện tử của Tổng Cục thuế có địa chỉ là gì?