Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức? Đảng viên dự bị đóng đảng phí bao nhiêu?
Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức?
Hiện nay Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức được sử dụng theo Mẫu 10-KNĐ ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022
Tải về Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức
Theo điểm c Mục 1.1 Phần II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định hồ sơ đảng viên khi đảng viên đã được công nhận chính thức ngoài các hồ sơ khi xem xét kết nạp vào Đảng và sau khi chi bộ xét, đồng ý kết nạp vào Đảng sẽ có thêm các tài liệu sau đây:
(1) Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới;
(2) Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị;
(3) Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
(4) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi đảng viên dự bị sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị;
(5) Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ;
(6) Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có);
(7) Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng ủy cơ sở;
(8) Quyết định công nhận đảng viên chính thức và quyết định phát thẻ đảng viên, quyết định tặng Huy hiệu Đảng của cấp ủy có thẩm quyền;
(9) Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm;
(10) Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có);
(11) Các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyên ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng; bản sao các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...;
(12) Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng;
(13) Các bản tự kiểm điểm hằng năm (của 03 năm gần nhất) và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.
Như vậy, Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức là một trong những thành phần hồ sơ đảng viên bắt buộc phải có.
Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức? Đảng viên dự bị đóng đảng phí bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đảng viên dự bị đóng đảng phí bao nhiêu?
Theo Phần A Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010, đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng. Căn cứ để tính đóng đảng phí của đảng viên là thu nhập hằng tháng của đảng viên.
Theo đó, đảng viên dự bị cũng là đảng viên và có nhiệm vụ đóng đảng phí theo quy định. Hiện nay, mức đóng đảng phí được quy định tại Mục I Phần B Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định như sau:
I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
5- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước
5.1- Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.
5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.
5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.
6- Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.
Theo đó, mức đóng đảng phí của đảng viên dự bị và chính thức sẽ là như nhau và mức đóng cụ thể theo quy định nêu trên.
- Tính thuế TNCN đối với 02 khoản thu nhập từ tiền lương và tiền cho thuê nhà như thế nào?
- Trúng vé số 15 triệu đồng thuế TNCN bao nhiêu?
- Trị giá tính thuế xuất khẩu là gì? Trị giá tính thuế có phải căn cứ để xác định thuế xuất khẩu không?
- Kê khai giá là gì? Mức xử phạt hành vi kê khai không đúng giá bán là bao nhiêu tiền?
- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ có được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc không?
- Phân bổ thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào? Phương pháp phân bổ thuế GTGT như thế nào?
- Thẩm định giá là gì? Hành vi cho thuê sử dụng thẻ thẩm định viên về giá có thuộc hành vi bị nghiêm cấm không?
- Chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế thì phạt 0,05% hay 0.03%?
- Hộ gia đình chăn nuôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Hộ gia đình chăn nuôi cần đáp ứng điều kiện gì?
- Điều kiện áp dụng thuế tự vệ là gì? Cơ quan nào quyết định việc áp dụng thuế tự vệ?