Trị giá tính thuế xuất khẩu là gì? Trị giá tính thuế có phải căn cứ để xác định thuế xuất khẩu không?
Trị giá tính thuế xuất khẩu là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.
2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Theo đó, trị giá tính thuế xuất khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.
Trị giá tính thuế có phải căn cứ để xác định thuế xuất khẩu không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Theo đó, trị giá tính thuế là một trong những căn cứ để xác định thuế xuất khẩu.
Cụ thể thuế xuất khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Thế nào là trị giá tính thuế xuất khẩu? Trị giá tính thuế có phải căn cứ để xác định thuế xuất khẩu không? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Theo đó, thời hạn nộp thuế xuất khẩu là trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định thì được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định.
- Số ngày nghỉ lễ, tết trong năm 2025 là bao nhiêu?
- Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2024 là ngày nào?
- Thông tin phải cung cấp khi đăng ký sử dụng tên miền theo Nghị định 147? Lệ phí đăng ký tên miền quốc gia hiện nay?
- Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế áp dụng theo mẫu nào?
- Tết Âm lịch 2025 có 30 Tết không? Tại sao 2025 chỉ có 29 Tết? Điều kiện khấu trừ thuế TNDN với tiền vé xe Tết công ty hỗ trợ nhân viên?
- Cách điền Tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 05-ĐK-TCT?
- Tiền lì xì cho nhân viên có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Khi nào công bố toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2024? Luật Thuế giá trị gia tăng mới nhất là luật nào?
- Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế GTGT là ngày nào?
- Có mấy ngạch Kiểm toán viên nhà nước? Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm toán viên nhà nước là gì?