Lương trả cho những ngày nghỉ phép chưa dùng được tính vào chi phí được trừ không?
Lương trả cho những ngày nghỉ phép chưa dùng được tính vào chi phí được trừ không?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
Đồng thời, khoản lương trả cho những ngày nghỉ phép chưa dùng của người lao động cũng không nằm trong các chi phí không được trừ.
Như vậy, lương trả cho những ngày nghỉ phép chưa dùng của người lao động được tính vào chi phí được trừ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng quy định tại Bộ Luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn về thanh toán ngày phép.
- Là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Lương trả cho những ngày nghỉ phép chưa dùng được tính vào chi phí được trừ không? (Hình từ Internet)
Khi nào người lao động sẽ được trả lương cho những ngày nghỉ phép chưa dùng?
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, người lao động sẽ được trả lương cho những ngày nghỉ phép chưa dùng thì sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ.
- 12 đơn vị được kiểm toán trong Luật Kiểm toán nhà nước mới nhất 2025?
- Quy định về hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong sân khấu từ ngày 25/01/2025?
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập sử dụng trong trường hợp nào?
- Thức ăn chăn nuôi có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Việc lưu trữ hóa đơn hoàn trả hàng hóa được quy định như thế nào?
- Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết do người nộp thuế lưu giữ và cung cấp bao gồm các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gì?
- Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT? Nuôi cháu ruột dưới 18 tuổi có được giảm trừ gia cảnh?
- Chi phí tố tụng gồm các loại chi phí nào theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Tiền tạm ứng lương có tính thuế TNCN vào tháng được nhận tạm ứng không?
- Nguyên tắc kế toán hạch toán Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ theo Thông tư 200?