Lương tháng 12 trả vào tháng 1 năm sau thì quyết toán thuế thế nào?
Lương tháng 12 trả vào tháng 1 năm sau thì quyết toán thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công như sau:
Xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
...
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
...
Như vậy, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Theo đó, tiền lương tháng 12 trả vào tháng 1 năm sau thì sẽ quyết toán thuế TNCN cho năm sau.
Lương tháng 12 trả vào tháng 1 năm sau thì quyết toán thế nào? (Hình từ Internet)
Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025?
Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 thì các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025 bao gồm các khoản sau đây:
(1) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
(2) Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
(3) Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
(4) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
(5) Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
(6) Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
(7) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
(8) Thu nhập từ kiều hối.
(9) Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
(10) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
(11) Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
- Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
- Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
(12) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
(13) Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
(14) Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(15) Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
(16) Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.
Trên đây là nội dung về: Lương tháng 12 trả vào tháng 1 năm sau thì quyết toán thế nào?
- Huân chương lao động hạng 3 là gì? Tiền thưởng kèm theo Huân chương lạo động hạng 3 có chịu thuế TNCN không?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành phố trên cả nước của cán bộ, công chức? Mua pháo hoa Tết có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Lỗi vi phạm giao thông nào đến ngày 01/01/2026 mới bị xử phạt theo Nghị định 168?
- Quyết định cưỡng chế phong tỏa tài khoản phải được ban hành tại các thời điểm nào?
- Mã số thuế đã cấp có được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác hay không?
- Cá nhân hoạt động kinh doanh không thường xuyên nộp thuế môn bài 2025 bao nhiêu?
- Kiểm toán viên cho người khác sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề kiểm toán bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung theo Thông tư 200 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
- Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Phí trọng tài thương mại bao gồm những khoản nào?
- Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán nhà nước là bao lâu? Hồ sơ kiểm toán nhà nước được tiêu hủy khi nào?