LCL trong xuất nhập khẩu là gì? Những điều cần biết về LCL trong xuất nhập khẩu?
LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
Hiện nay, chưa có văn phản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về LCL trong xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, có thể hiểu LCL (Less than Container Load) là thuật ngữ dùng để chỉ hình thức vận chuyển hàng lẻ đường biển, khi lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu của bạn không đủ để lấp đầy một container đầy đủ. Với LCL, các đơn vị vận chuyển sẽ ghép nhiều lô hàng từ các khách hàng khác nhau vào cùng một container để tối ưu hóa không gian và chi phí. Đây là lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng với số lượng nhỏ, đặc biệt là trong vận chuyển quốc tế.
Theo đó, LCL trong xuất nhập khẩu là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế phổ biến được các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn khi có nhu cầu xuất khẩu các lô hàng có khối lượng nhỏ. Thay vì phải thuê trọn một container, LCL cho phép doanh nghiệp chia sẻ cước vận chuyển với các lô hàng nhỏ lẻ khác để đảm bảo quá trình Logistic diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về hải quan.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo
LCL trong xuất nhập khẩu là gì? Những điều cần biết về LCL trong xuất nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Những điều cần biết về LCL trong xuất nhập khẩu? Đặc điểm của LCL là gì?
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức vận chuyện LCL, tuy nhiên trên thực tế có thể hiểu như sau:
- Ghép hàng hóa: Hàng LCL thường được ghép chung với hàng hóa của nhiều chủ hàng khác trong cùng một container. Điều này giúp tối ưu hóa không gian và chi phí vận chuyển cho những lô hàng nhỏ không đủ để lấp đầy một container.
- Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển hàng LCL thường thấp hơn so với việc thuê nguyên một container (FCL - Full Container Load). Tuy nhiên, do phải chia sẻ không gian với hàng hóa khác, chi phí trên mỗi đơn vị hàng hóa có thể cao hơn nếu so với lô hàng lớn.
- Thời gian xử lý: Sau khi hàng hóa được tập kết tại kho CFS (Container Freight Station), thời gian để ghép hàng vào container và vận chuyển có thể mất từ 2-3 ngày. Hàng hóa sẽ được dỡ ra và phân loại tại cảng đích trước khi giao cho người nhận.
- Rủi ro và quản lý: Hàng LCL có thể đối mặt với rủi ro cao hơn về thất lạc hoặc hư hỏng do việc chuyển giao qua nhiều bên trung gian. Do đó, việc lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín và có kinh nghiệm là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro này.
- Quy trình vận chuyển LCL:
+ Đưa hàng đến kho CFS: Chủ hàng sẽ đưa hàng hóa đến kho CFS, nơi hàng hóa sẽ được phân loại và chuẩn bị để ghép chung vào container.
+ Gom hàng: Tại kho CFS, hàng hóa sẽ được gom lại, đóng gói và xếp vào container.
+ Vận chuyển: Container chứa hàng LCL sẽ được vận chuyển đến cảng đích, nơi hàng hóa sẽ được dỡ xuống và giao cho người nhận.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo
Địa điểm thu gom hàng lẻ LCL ở đâu?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định điều kiện công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ như sau:
Điều kiện công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Địa điểm thu gom hàng lẻ phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật hải quan.
2. Địa điểm thu gom hàng lẻ có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ, phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh.
...
Đồng thời cùng với quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan 2014, điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ như sau:
Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, địa điểm thu gom hàng lẻ LCL là các khu vực sau đây:
- Cảng biển;
- Cảng hàng không dân dụng quốc tế;
- Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
- Cửa khẩu đường bộ;
- Ga đường sắt liên vận quốc tế;
- Khu công nghiệp;
- Khu công nghệ cao;
- Khu phi thuế quan;
- Các khu vực khác theo quy định của pháp luật.










- Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPT mới nhất năm 2025?
- Lịch thi đấu UK OPEN 2025 mới nhất? Tiền thưởng từ các cuộc thi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Hướng dẫn hộ kinh doanh chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và kê khai thuế?
- Giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất cho doanh nghiệp trong bao lâu theo Nghị quyết 68?
- Thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế Quý 2 năm 2025 là ngày mấy?
- Bỏ thuế khoán hộ kinh doanh từ 01/6/2025 cho đối tượng nào?
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bao nhiêu năm?
- Khi nào chính thức bỏ thuế khoán theo Nghị quyết 68?
- Tử vi tài lộc 12 con giáp ngày 10/5/2025: Công việc, tình cảm, sức khỏe mới nhất?
- Lịch âm hôm nay 2025, âm lịch ngày 11 5, lịch vạn niên ngày 11 5 năm 2025 chi tiết?
- Ảnh đại diện Phật đản sanh cho Đại lễ Phật đản 2025 đẹp và ấn tượng nhất?
- Công văn 2154: miễn thi tốt nghiệp THPT, ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đăng năm 2025?
- Có phải điều chỉnh ngành nghề kinh doanh khi chuyển sang hóa đơn điện tử từ máy tính tiền?
- Chỉ tiêu tuyển sinh các trường Quân đội năm 2025?
- Hồ sơ dự sơ tuyển vào trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2025?
- Nhận 3 triệu khi sinh đủ hai con trước 35 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh?
- Danh sách các tôn giáo và tổ chức tôn giáo được công nhận tại Việt Nam hiện nay?
- Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Nghị định 70/2025/NĐ-CP áp dụng từ ngày nào 01/6 hay 01/7 2025?
- Thương nhân phân phối xăng dầu có quyền tăng giá bán xăng dầu không?