Kết luận kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được hiểu như thế nào?
Kết luận kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định như sau:
Kết luận kiểm tra
1. Kết luận kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán là một nội dung trong Biên bản kiểm tra, được lập trên cơ sở những tồn tại, hạn chế phát hiện qua kiểm tra và các xét đoán chuyên môn của Đoàn kiểm tra. Kết luận kiểm tra gồm:
a) Ý kiến đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật về đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra;
b) Ý kiến đánh giá về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan của đối tượng được kiểm tra.
Kết luận kiểm tra là cơ sở để Đoàn kiểm tra đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý các sai phạm (nếu có) phát hiện qua kiểm tra theo quy định của Luật kế toán và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Ý kiến đánh giá của Đoàn kiểm tra về tình hình tuân thủ pháp luật về đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan của đối tượng được kiểm tra.
...
Như vậy, kết luận kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán là một nội dung trong Biên bản kiểm tra, được lập trên cơ sở những tồn tại, hạn chế phát hiện qua kiểm tra và các xét đoán chuyên môn của Đoàn kiểm tra. Kết luận kiểm tra gồm:
- Ý kiến đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật về đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra;
- Ý kiến đánh giá về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan của đối tượng được kiểm tra.
Kết luận kiểm tra là cơ sở để Đoàn kiểm tra đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý các sai phạm (nếu có) phát hiện qua kiểm tra theo quy định của Luật Kế toán 2015 và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Kết luận kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết luận kiểm tra?
Căn cứ Điều 37 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán
1. Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải công bố quyết định kiểm tra kế toán, trừ các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
2. Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị kế toán và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
Do vậy, trưởng đoàn kiểm tra kế toán sẽ là người phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
Đơn vị kế toán có bắt buộc phải thực hiện kết luận kiểm tra không?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
Chính vì vậy, đơn vị kế toán phải bắt buộc thực hiện kết luật của đoàn kiểm tra kế toán.
Mức xử phạt hành vi không thực hiện đầy đủ kết luận kiểm tra là bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kiểm tra kế toán
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp không đầy đủ cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Thực hiện không đầy đủ kết luận của đoàn kiểm tra.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không chấp hành quyết định kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không cung cấp cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Không dịch các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Vậy nên, mức xử phạt hành vi không thực hiện đầy đủ kết luận kiểm tra của cá nhân sẽ là 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức xử phạt hành vi không thực hiện đầy đủ kết luận kiểm tra của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có các tiêu chuẩn nào?
- Hộ khoán xác định thuế khoán dựa trên căn cứ nào theo quy định hiện hành?
- Đối tượng cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là những ai?
- Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là những cơ quan nào?
- Trách nhiệm của đại lý thuế trong kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là gì?
- Mẫu phụ lục thuế TNDN được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư nâng cao công suất là mẫu nào?
- Mẫu Tờ khai đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh mới nhất 2025 theo thông tư 86?
- Miễn thuế môn bài thì có phải làm thủ tục hồ sơ miễn thuế không?
- Phương pháp tính thuế tuyệt đối là gì? Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định thế nào?
- Có hóa đơn đầu vào 8% nhưng không có hóa đơn đầu ra 8% thì có chọn Phụ lục giảm thuế GTGT không?