Hóa đơn thay thế có sai sót thì hóa đơn thay thế tiếp theo thay thế cho hóa đơn nào?
Hóa đơn thay thế có sai sót thì hóa đơn thay thế tiếp theo thay thế cho hóa đơn nào?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và điểm c, e khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, đồng thời tại mục 2 Công văn 1647/TCT-CS năm 2023 hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót như sau:
Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hóa đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn thay thế thì người bán lập lại hóa đơn mới với số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn và đầy đủ toàn bộ nội dung của hóa đơn cần thay thế.
Theo đó, hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế đều cần ghi thông tin: “Điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu... số... ngày… tháng… năm...” và trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
Ngoài ra, doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai thì:
- Nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).
- Nếu lựa chọn phương pháp thay thế: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn F0 đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).
Như vậy, trong trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót (F0)và người nộp thuế chọn cách lập hóa đơn thay thế (F1) sau đó hóa đơn thay thế có sai sót thì tiếp tục lập hóa đơn thay thế (F2) cho hóa đơn thay thế đã sai sót (F1).
Xem thêm: Thế nào là hóa đơn thay thế và hóa đơn bị thay thế? Lập hóa đơn thay thế trong trường hợp nào?
Hóa đơn thay thế có sai sót thì hóa đơn thay thế tiếp theo thay thế cho hóa đơn nào?
Hóa đơn điện tử đã gửi có sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn thì lập hóa đơn điều chỉnh hay hóa đơn thay thế?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý hóa đơn có sai sót
...
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
...
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Như vậy, nếu hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua sau đó phát hiện sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn thì thì có thể lựa chọn 1 trong 2 cách là lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót hoặc lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp thỏa thuận khác.
Sau đó, người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua.
- Hóa đơn thay thế có sai sót thì hóa đơn thay thế tiếp theo thay thế cho hóa đơn nào?
- Phó giám đốc có được kiêm chức vụ kế toán trưởng không?
- Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất nhập khẩu là gì? Nội dung công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất nhập khẩu?
- Cách tính tuổi Kim Lâu 2025? Tuổi nghỉ hưu 2025 là bao nhiêu? Cha mẹ đã nghỉ hưu đáp ứng điều kiện gì mới được làm người phụ thuộc?
- Danh sách liên hệ chi cục thuế các quận tại TPHCM?
- Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên chuẩn Thông tư 80? Lưu ý khi viết tờ khai quyết toán thuế tài nguyên?
- Dự báo thời tiết Hà Nội 16 ngày tới? Tết Âm lịch 2025 cán bộ, công chức Hà Nội được nghỉ mấy ngày?
- Chuyển địa điểm kinh doanh có nộp lại tờ khai thuế môn bài 2025 không? Khi nào hết hạn nộp thuế môn bài 2025?
- Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2025?
- Cách xác định tiền lương công chức để tính hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định 178? Phụ cấp ưu đãi có chịu thuế TNCN?