Hóa đơn đỏ là gì? Những trường hợp nào buộc phải lập hóa đơn đỏ?

Hóa đơn đỏ là gì? Những trường hợp nào buộc phải lập hóa đơn đỏ? In, phát hành trái phép hóa đơn đỏ bị xử phạt như thế nào?

Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn VAT. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có giải thích về hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) như sau:

Loại hóa đơn
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Theo đó, để đơn giản, có thể hiểu hóa đơn đỏ là một loại chứng từ có giá trị pháp lý được phát hành bởi Bộ Tài chính hoặc doanh nghiệp tự in khi đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế.

Hóa đơn đỏ do người bán lập, xuất cho người mua hàng hóa, dịch vụ để ghi nhận giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp để phục vụ cho việc kê khai, nộp thuế GTGT.

Hóa đơn đỏ là gì? Những trường hợp nào buộc phải lập hóa đơn đỏ?

Hóa đơn đỏ là gì? Những trường hợp nào buộc phải lập hóa đơn đỏ? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào bắt buộc phải lập hóa đơn đỏ?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về việc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Theo đó, khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ có những trường hợp mà người bán hàng buộc phải lập hóa đơn đỏ như sau:

- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo.

- Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ. Ngoại trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

- Xuất hàng hóa với hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

Theo đó, khi thuộc một trong những trường hợp như đã nêu trên thì người bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ buộc phải lập hóa đơn đỏ cho người mua.

Lưu ý: Hóa đơn đỏ được lập cần phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại, nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì cần phải tuân thủ theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế quy định.

In, phát hành trái phép hóa đơn đỏ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 203 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 có quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước như sau:

Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, người có hành vi mua, bán trái phép hóa đơn đỏ sẽ bị truy tố, xét xử phạt như sau:

- Đối với cá nhân: sẽ bị xét xử với 2 khung hình phạt chính là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Đối với pháp nhân thương mại: sẽ bị xét xử với 2 khung phạt chính là: phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hóa đơn đỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hóa đơn đỏ có được dùng để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào không?
Pháp luật
Hướng dẫn xuất hóa đơn GTGT trên Shopee trước khi đặt hàng thành công?
Pháp luật
Hóa đơn đỏ là gì? Hóa đơn đỏ VAT dành cho tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp nào?
Pháp luật
Hành vi mua bán hóa đơn đỏ trên không gian mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Hóa đơn đỏ là gì? Những trường hợp nào buộc phải lập hóa đơn đỏ?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch