Hóa đơn đỏ có được dùng để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào không?
Hóa đơn đỏ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa hơn như sau:
Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Hóa đơn đỏ là loại hóa đơn được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh, thường được biết đến với tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các loại hóa đơn như sau:
Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
…
Như vậy, hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) là loại hóa đơn được sử dụng bởi các tổ chức khai thuế theo phương pháp khấu trừ, áp dụng trong các hoạt động bao gồm: bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong nội địa, vận tải quốc tế, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, cũng như xuất khẩu hàng hóa và cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Hóa đơn đỏ là gì? (Hình từ Internet)
Hóa đơn đỏ có được dùng để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định:
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).
a) Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
…
Như vậy, theo như quy định trên thì điều kiện để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong đó có hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ).
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng, khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ và có hóa đơn GTGT hợp lệ, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn đó để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Tuy nhiên, hóa đơn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật thuế để được chấp nhận.
- Sử dụng điện thoại xem Google Maps khi lái xe ô tô có bị phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?
- Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án quan trọng quốc gia?
- 7 Mẫu hóa đơn điện tử tham khảo theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính?
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là cha mẹ năm 2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Cơ sở dữ liệu sử dụng trong xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế bao gồm những gì?
- Không tuân thủ quy định về xác định giá giao dịch liên kết có bị ấn định thuế không?
- Khi nào chi phí thuê tài sản cố định là khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN?
- Đối tượng nào được áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ?
- Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ xác định chi phí được trừ thuế TNDN là gì?
- Mức thu phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ai quyết định?