Hóa đơn điện tử xuất sai số lượng thì xử lý như thế nào?
Hóa đơn điện tử xuất sai số lượng thì xử lý như thế nào?
Tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hóa đơn có sai sót như sau:
Xử lý hóa đơn có sai sót
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
…
Theo đó, trường hợp hóa đơn điện tử xuất sai số lượng thì được xử lý như sau:
(1) Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót:
- Người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử xuất sai số lượng.
- Người bán lập hóa đơn điện tử mới ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
(2) Trường hợp hóa đơn điện tử xuất sai số lượng đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì có thể lựa chọn một trong hai cách xử lý như sau:
- Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
- Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử xuất sai số lượng thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Hóa đơn điện tử đã điều chỉnh mà sai sót thì có được tiếp tục điều chỉnh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về việc xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp như sau:
Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
1. Đối với hóa đơn điện tử:
a) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;
b) Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;
…
Như vậy, nếu hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và đã điều chỉnh hoặc thay thế sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì vẫn tiếp tục được điều chỉnh giống như xử lý sai sót lần đầu.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp hợp tác xã phải chịu thuế TNCN không?
- Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất trước và sau 01/7/2025 như thế nào?
- Tên miền quốc gia có được sử dụng con số, dấu gạch nối không? Phí duy trì tên miền quốc gia 2025?
- Cúm A là gì? Được công ty hỗ trợ tiền khám bệnh có tính thuế TNCN không?
- Tiền lương tính đóng BHXH của NLĐ làm trong doanh nghiệp nhà nước tính như thế nào? Tiền lương tính đóng BHXH có được trừ thuế TNCN?
- Đi nghĩa vụ quân sự nên mang theo những gì 2025? Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu xuất ngũ? Trợ cấp khi xuất ngũ có chịu thuế TNCN?
- Hóa đơn điện tử có cần phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không? Không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bị phạt bao nhiêu?
- Đã có Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu? Thuế nhà thầu là gì?
- Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm về dạy thêm học thêm? Hộ kinh doanh dạy thêm thu nhập bao nhiêu không phải đóng thuế?
- Thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khai theo từng lần phát sinh gồm những loại thuế nào?