Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh thì có cần thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế không?
Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh thì có cần thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế không?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
…
Như vậy, chấm dứt hoạt động kinh doanh thuộc một trong những trường hợp phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Cụ thể, việc thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế áp dụng cho cả đối tượng đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp và đối tượng đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh thì có cần thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế không? (Hình từ Internet)
Thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
Theo khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về những nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
- Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
- Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019;
- Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
- Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
- Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Lưu ý:
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trước khi thực hiện tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.
Hộ kinh doanh phải hoàn thành những nghĩa vụ thuế nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Theo khoản 3 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC:
- Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn nếu có sử dụng hóa đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, Điều 67, Điều 69, Điều 70, Điều 71 Luật Quản lý thuế 2019 với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 47, Điều 60, Điều 67, Điều 68, Điều 70, Điều 71 Luật Quản lý thuế 2019 với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Đối với hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì hộ kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý hoặc có văn bản gửi cơ quan thuế cam kết doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hợp đồng kiểm toán phải có những nội dung gì? Giao kết hợp đồng kiểm toán không đủ nội dung bị phạt bao nhiêu?
- Điều chỉnh mức thuế khoán khi hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
- Các hành vi bị nghiêm cấm của kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề năm 2025?
- Tải Bảng thanh toán tiền lương người lao động dành cho hộ cá nhân kinh doanh?
- Có được ghi tên hàng hóa trên hóa đơn là tên nước ngoài hay không?
- Yêu cầu chi trả gộp 2 tháng lương hưu và trợ cấp BHXH vào kỳ chi trả tháng 01/2025? Lương hưu có chịu thuế TNCN?
- Thông tin nợ phải trả của doanh nghiệp có phải bắt buộc cung cấp trong báo cáo tài chính hay không?
- Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
- Khai man chứng từ kế toán bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khác nhau như thế nào?