Hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức có thuộc hành vi bị cấm không?

Hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức có thuộc hành vi bị cấm không? Mức xử phạt đối với hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là bao nhiêu?

Hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức có thuộc hành vi bị cấm không?

Căn cứ Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
2. Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
3. Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
4. Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
5. Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
6. Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật.
7. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
8. Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.
9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
10. Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức có thuộc hành vi bị cấm không?

Hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức có thuộc hành vi bị cấm không? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt đối với hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công
1. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có tổng giá trị một lần mua dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có tổng giá trị một lần mua từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Phạt tiền đối với hành vi đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt dưới 50.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản đầu tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
...

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
...

Do vậy, tùy thuộc vào mức giá trị vượt so với đơn vị tài sản thì mức xử phạt đối với hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là:

- Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt dưới 50.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản;

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản;

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản trở lên.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản đầu tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức đối với hành vi quy định tại khoản 3 nêu trên.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trượt tốt nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà ở thuộc tài sản công nào không chịu thuế giá trị gia tăng? Đối tượng nào chịu thuế suất thuế GTGT 5%?
Pháp luật
Nghị định 03/2025 quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất? Bắt buộc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công?
Pháp luật
Từ 01/07/2025, nhà ở thuộc tài sản công do Nhà nước bán cho người đang thuê có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Công điện 138/CĐ-TTg Chính phủ chỉ đạo thực hiện tổng kiểm kê tài sản công?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử tài sản công được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào không thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản công? Hóa đơn bán tài sản công được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan sử dụng chung tài sản công có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Từ 01/01/2025 tổng kiểm kê tài sản công trên cả nước? Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số nội dung về Tổng kiểm kê tài sản công?
Pháp luật
Hành vi mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức có thuộc hành vi bị cấm không?
Pháp luật
Tài sản công là gì? Cơ quan, tổ chức, đơn vị nào được giao, quản lý và sử dụng tài sản công?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch