Hạn chót nộp báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI?
Hạn chót nộp báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
1. Báo cáo của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
a) Định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Báo cáo của Cơ quan cấp Giấy phép
Định kỳ hàng năm, trước ngày 28 tháng 02, Cơ quan cấp Giấy phép báo cáo Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành (trong trường hợp có cấp Giấy phép kinh doanh hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này) về tình hình cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (hay doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Đồng thời, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Tải về Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP mẫu tại đây: Tải về.
Như vậy, Doanh nghiệp FDI phải nộp báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trước ngày 31/01/2025.
Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do cơ quan thuế nào trực tiếp quản lý?
Căn cứ quy định tại tiết a.2 điểm 2 Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC về phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp như sau:
Phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp
...
2. Căn cứ các nguyên tắc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ nội dung phân cấp nguồn thu nêu tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Cục Thuế phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định:
Để đảm bảo việc phân công được Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế thực hiện tự động, tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới về cơ bản phải căn cứ các thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang. Khi xây dựng tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới, cần lưu ý một số nội dung sau:
a) Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp:
a.1) Doanh nghiệp nhà nước.
Riêng doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;
a.2) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp dự án BOT, BTO, BT do nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình dự án và để thực hiện dự án khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
...
Như vậy, theo quy định trên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ do Cục Thuế trực tiếp quản lý.
- Mã nội dung kinh tế (NDKT) thuế môn bài 2025 quy định như thế nào?
- Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?
- Năm 2025, xe máy đi vào cao tốc bị phạt bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp phí sử dụng đường bộ cao tốc?
- Hộ kinh doanh có mã số thuế không? Khi nào mã số thuế hộ kinh doanh sẽ là số định danh cá nhân?
- Tổng hợp trạng thái mã số thuế doanh nghiệp mới nhất 2025?
- Trường hợp nào xe máy đi vào đường cao tốc không bị phạt tiền? Mức thu phí sử dụng đường bộ cao tốc 2025?
- Ai bị cấm mua bán sử dụng thuốc lá? Mức phạt mua, bán thuốc lá với người bị cấm hút thuốc?
- Trị giá hàng hóa là gì? Áp dụng thuế tự vệ khi trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng như thế nào?
- Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá được tính từ ngày nào?
- Xe ô tô chạy quá tốc độ dưới 10km/h thì bị phạt bao nhiêu tiền?