Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt không? Đối tượng phải nộp phí đường bộ theo tháng?

Người đi đường dừng xe mặc áo mưa có bị phạt? Đối tượng nào phải nộp phí đường bộ theo tháng?

Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về việc dừng xe, đỗ xe như sau:

Dừng xe, đỗ xe
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe;
b) Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
d) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
đ) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
e) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,
dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
g) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
h) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
i) Điểm đón, trả khách;
k) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
l) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
m) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
n) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
o) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
5. Trên đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
6. Trên đường phố, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
7. Trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải đỗ xe, khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo về phía sau xe để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết.

Từ quy định nêu trên hiện chưa có quy định cụ thể về việc dừng xe mặc áo mưa có bị xử phạt hay không.

Tuy nhiên, khi dừng xe để mặc áo mưa người điều khiển xe cần phải tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Trường hợp, người điều khiển xe dừng xe mặc áo mưa không đúng theo quy định vẫn có thể bị xử phạt.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ có thể bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đối với hành vi dừng xe không đúng quy định. Trường hợp dừng xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông có thể sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

- Người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ có thể bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dừng xe không đúng quy định.

Như vậy, việc dừng xe mặc áo mưa vẫn có thể bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm nếu người điều khiển dừng xe không đúng theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt? Đối tượng nào phải nộp phí đường bộ theo tháng?

Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt? Đối tượng nào phải nộp phí đường bộ theo tháng? (Hình từ Internet)

Đối tượng phải nộp phí đường bộ theo tháng?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 90/2023/NĐ-CP về phí sử dụng đường bộ thì đoanh nghiệp có số phí đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng.

Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo.

Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.

Dừng xe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt không? Đối tượng phải nộp phí đường bộ theo tháng?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch