Đốt pháo, thả đèn trời dịp Tết Âm lịch 2025 sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đốt pháo, thả đèn trời dịp Tết Âm lịch 2025 bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 2 và khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, những cá nhân có hành vi đốt và thả đèn trời thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu chiếc đèn trời mà người đấy sử dụng để đốt và thả.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Đốt pháo, thả đèn trời dịp Tết Âm lịch 2025 sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Đốt, thả đèn trời có nằm trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) và Điều 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định 02 nhóm đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:
(1) Hàng hóa: là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm
- Rượu
- Bia
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3
- Tàu bay, du thuyền
Lưu ý: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tàu bay, du thuyền là loại sử dụng cho mục đích dân dụng.
- Xăng các loại
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống
- Bài lá
- Vàng mã, hàng mã.
Lưu ý: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng mã không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học.
(2) Dịch vụ:
- Kinh doanh vũ trường
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự
- Kinh doanh đặt cược
Lưu ý: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh đặt cược bao gồm đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn
- Kinh doanh xổ số
Theo đó, không có quy định nào về việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đèn trời.
Như vậy, việc đốt, thả đèn trời không nằm trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Đốt pháo, thả đèn trời dịp Tết Âm lịch 2025 sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Thông tư 02/2025/TT-BLĐTBXH về chế độ báo cáo thống kê Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội? Mức án phí lao động năm 2025?
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt giao thông đường bộ còn hiệu lực không? Mức thu phí sử dụng đường bộ 2025?
- Giá tính thuế tài nguyên là gì? Bảng giá tính thuế tài nguyên 63 tỉnh thành 2025?
- Những hoạt động mang tính truyền thống cho Tết Nguyên đán 2025?
- Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT Quý 4 2024 ngày mấy? Có trùng với ngày nghỉ Tết Âm lịch không?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh mới kinh doanh là bao lâu?
- Lý do được gia hạn thời gian nộp tờ khai thuế mới nhất?
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần điều kiện gì để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 01/7/2025?
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng là gì?