Doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ kế toán nào được phép cộng dồn với kỳ kế toán kế tiếp?
Doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ kế toán nào được phép cộng dồn với kỳ kế toán kế tiếp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Kế toán 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 quy định về kỳ kế toán như sau:
Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian không quá 03 kỳ kế toán tháng liên tiếp thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải không quá 15 tháng
Theo đó, kỳ kế toán của doanh nghiệp bao gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng.
(1) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau.
(2) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý
(3) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Như vậy, doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ kế toán năm đầu tiên có thời gian không quá 03 kỳ kế toán tháng liên tiếp được phép cộng dồn với kỳ kế toán kế tiếp để tính thành một kỳ kế toán năm.
Doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ kế toán nào được phép cộng dồn với kỳ kế toán kế tiếp? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Kế toán 2015 quy định về thời hạn công khai báo cáo tài chính như sau:
Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
...
3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Như vậy, doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm do doanh nghiệp là đơn vị kế toán có hoạt động kinh doanh.
- Tiêu chí đánh giá công chức để tính hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định 178? Trợ cấp hưu trí một lần có nộp thuế TNCN?
- Người nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 được hưởng chính sách gì? Trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm có bị trừ thuế TNCN?
- Hóa đơn thay thế có sai sót thì hóa đơn thay thế tiếp theo thay thế cho hóa đơn nào?
- Phó giám đốc có được kiêm chức vụ kế toán trưởng không?
- Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất nhập khẩu là gì? Nội dung công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất nhập khẩu?
- Cách tính tuổi Kim Lâu 2025? Tuổi nghỉ hưu 2025 là bao nhiêu? Cha mẹ đã nghỉ hưu đáp ứng điều kiện gì mới được làm người phụ thuộc?
- Danh sách liên hệ chi cục thuế các quận tại TPHCM?
- Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên chuẩn Thông tư 80? Lưu ý khi viết tờ khai quyết toán thuế tài nguyên?
- Dự báo thời tiết Hà Nội 16 ngày tới? Tết Âm lịch 2025 cán bộ, công chức Hà Nội được nghỉ mấy ngày?
- Chuyển địa điểm kinh doanh có nộp lại tờ khai thuế môn bài 2025 không? Khi nào hết hạn nộp thuế môn bài 2025?