Doanh nghiệp dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải lập thêm báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam?

Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì có phải lập báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam không hay được lập báo cáo tài chính bằng ngoại tệ?

Doanh nghiệp dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải lập thêm báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam?

Theo Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam như sau:

Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam
1. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, trình bày thông tin so sánh được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam

Như vậy, doanh nghiệp dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì phải đồng thời lập 2 báo cáo tài chính là Báo cáo tài chính theo ngoại tệ và phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.

Doanh nghiệp dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải lập báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam?

Doanh nghiệp dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải lập báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam? (Hình từ Internet)

Kỳ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 98 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

Kỳ lập Báo cáo tài chính
1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.
2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
...

Đồng thời, khoản 1, khoản 2 Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính như sau:

Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính
1. Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm:
Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.
2. Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên):
a) Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;
b) Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
c) Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.
...

Ngoài ra, khoản 1 Điều 80 Thông tư 113/2016/TT-BTC quy định như sau:

Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:
a) Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
b) Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, kỳ lập báo cáo tài chính được thực hiện như sau:

- Các loại hình doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp nhỏ và vừa:

+ Bắt buộc phải lập báo cáo tài chính năm.

+ Các doanh nghiệp sau đây sẽ phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ:

++ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;

++ Các doanh nghiệp khác được khuyến khích, không bắt buộc.

- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

+ Bắt buộc phải lập báo cáo tài chính năm.

+ Có thể lập báo cáo tài chính tháng, quý tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kể từ năm 2025, báo cáo tài chính năm của Hợp tác xã áp dụng theo mẫu nào?
Pháp luật
Hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính là khi nào? Nội dung công khai báo cáo tài chính gồm những gì?
Pháp luật
Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 133 2018 TT BTC là gì? Nguyên tắc lập, yêu cầu báo cáo chuẩn Thông tư 133 2018 TT BTC?
Pháp luật
Doanh nghiệp dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải lập thêm báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam?
Pháp luật
Không nộp báo cáo tài chính bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Biểu Mẫu Báo cáo tài chính năm của Hợp tác xã theo Thông tư 71 2024 TT BTC?
Pháp luật
Báo cáo tài chính quý 3 2024 theo Thông tư 200 gồm những báo cáo gì?
Pháp luật
Mức xử phạt đối doanh nghiệp có hành vi chậm nộp báo cáo tài chính quý 3/2024 là bao nhiêu?
Nguyễn Bảo Trân
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch