Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí có bị kỷ luật không?
Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí có bị kỷ luật không?
Căn cứ Điều 25 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên:
Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên
1. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
b) Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
2. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
3. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí thì bị xử lý kỷ luật như sau:
- Khiển trách đối với trường hợp không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
- Cảnh cáo đối với trường hợp không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
- Khai trừ đối với trường hợp không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí có bị kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Công đoàn 2024?
Căn cứ Điều 10 Luật Công đoàn 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
- Phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn, bao gồm các hành vi sau đây:
+ Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
+ Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác;
+ Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động;
+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động;
+ Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ công đoàn;
+ Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ công đoàn không tham gia hoạt động công đoàn, thôi làm cán bộ công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn;
+ Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động công đoàn;
+ Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn.
- Không bảo đảm các điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Không đóng kinh phí công đoàn; chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định.
- Nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật.
- Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.
- Thông tin không đúng sự thật, kích động, xuyên tạc, phỉ báng về tổ chức và hoạt động công đoàn.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-2/ngay-07/doan-vien.png)
- Tải về Mẫu số 12A Thông tư 22/2024 Mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng?
- Quy định về miễn công tác và sinh hoạt đảng theo Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng 2025? Miễn sinh hoạt đảng có đóng đảng phí không?
- Một số điểm về dạy thêm, học thêm đáng chú ý trước khi Thông tư 29 có hiệu lực?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của tàu bay năm 2025 là bao nhiêu %?
- Trong hồ sơ dự thầu có sự khác biệt bản chụp và bản gốc thì được xử lý như thế nào?
- Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là bao lâu? Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
- Mẫu Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu - Mẫu số 02B?
- Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế TNCN của người lao động nước ngoài như thế nào?
- Tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong những trường hợp nào?
- Kinh doanh xổ số có phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không? Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như thế nào?