Điều kiện nào để dự án đầu tư xây dựng đất tái định cư sẽ thuộc dự án quan trọng quốc gia?

Điều kiện nào để dự án đầu tư xây dựng đất tái định cư sẽ thuộc dự án quan trọng quốc gia?Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công quy định ra sao?

Điều kiện nào để dự án đầu tư xây dựng đất tái định cư sẽ thuộc dự án quan trọng quốc gia?

Căn cứ Điều 8 Luật Đầu tư công 2024 quy định về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia:

Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Do đó, căn cứ quy định trên điều kiện dự án đầu tư xây dựng đất tái định cư được coi là dự án quan trọng cấp quốc gia nếu đạt một trong những tiêu chí sau:

(1) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên đối với miền núi.

(2) Di dân tái định cư từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác.

Điều kiện nào để dự án đầu tư xây dựng đất tái định cư sẽ thuộc dự án quan trọng quốc gia?

Điều kiện nào để dự án đầu tư xây dựng đất tái định cư sẽ thuộc dự án quan trọng quốc gia?

Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công quy định ra sao?

Căn cứ vào Điều 16 Luật Đầu tư công 2024 quy định chi phí liên quan đến các hoạt động lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, và thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công được quy định như sau:

- Chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.

- Chi phí thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công, chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và thực hiện quyết toán trong giá trị tổng mức đầu tư của dự án.

Trường hợp dự án không được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, các khoản chi thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án được hạch toán và quyết toán theo quy định của Chính phủ.

- Chi phí lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị lập, thẩm định kế hoạch.

- Chi phí theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.

- Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, khuyến khích nhà tài trợ hỗ trợ tài chính để thanh toán các chi phí quy định tại Điều này.

Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Đầu tư công 2024 quy định nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công như sau:

(1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.

(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.

(3) Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

(4) Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.

(5) Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

(6) Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.

(7) Hợp tác quốc tế về đầu tư công.

Đầu tư công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện nào để dự án đầu tư xây dựng đất tái định cư sẽ thuộc dự án quan trọng quốc gia?
Pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công năm 2025?
Pháp luật
Dự án sản xuất thuốc nổ có tổng đầu tư 100 tỷ có là dự án quan trọng quốc gia không?
Pháp luật
Những nội dung cần công khai, minh bạch trong đầu tư công mới nhất?
Pháp luật
Dự án xây cầu với vốn đầu tư công 140 tỷ thuộc nhóm dự án nào?
Pháp luật
Dự án thể thao có vốn đầu tư công 2000 tỷ thuộc nhóm dự án nào?
Pháp luật
Vốn đầu tư công là gì? Vốn ngân sách nhà nước chi hoạt động đầu tư công có bao gồm các khoản thuế, phí nào?
Pháp luật
Chi phí lập và thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công năm 2025 quy định như thế nào?
Pháp luật
Những ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công theo Luật Đầu tư công 2024?
Pháp luật
Dự án đầu tư công được chia thành bao nhiêu nhóm theo Luật Đầu tư công 2024? Vốn đầu tư công gồm những nguồn ngân sách nào?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch