Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ là gì?
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12, 13, 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ như sau:
(1) Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(2) Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(3) Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu nêu trên gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12,13,14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ thì nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ như sau:
(1) Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
(2) Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp:
- Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
(3) Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
- Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
- Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
- Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
- Chứng từ kế toán bị tẩy xóa không có giá trị thanh toán đúng không?
- Ngày mấy ngân hàng làm việc lại sau Tết Nguyên đán 2025? Ngân hàng cho vay có phải chịu thuế GTGT không?
- Tài liệu kế toán được tiêu hủy trong trường hợp nào?
- Đối tượng nào được áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ?
- Thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản chưa qua chế biến là bao nhiêu?
- Kế toán viên trung cấp là gì? Yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Kế toán viên trung cấp ra sao?
- Không ký biên bản thanh tra thuế trong bao lâu thì bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính?
- Điểm thưởng trong trò chơi điện tử trên mạng có phải thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Thời hạn nộp tiền sử dụng khu vực biển là bao lâu?
- Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro như thế nào? Hồ sơ nào kiểm tra trước, hoàn thuế sau?