Điểm mới Luật Đầu tư công 2024 áp dụng từ 01/01/2025? Loại phí nào là đối tượng đầu tư công?

Các điểm mới Luật Đầu tư công 2024 áp dụng từ ngày 01/01/2025 bao gồm những điểm nào? Loại phí nào là đối tượng đầu tư công theo Luật Đầu tư công 2024?

Điểm mới Luật Đầu tư công 2024 áp dụng từ ngày 01/01/2025?

Ngày 29/11/2024, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công 2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Luật Đầu tư công 2024 thay thế Luật Đầu tư công 2019. Theo đó, các điểm mới Luật Đầu tư công 2024 áp dụng từ ngày 01/01/2025 như sau:

(1) Thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng:

Cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án (bao gồm cả dự án nhóm B, C);

Quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

Cho phép bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương.

(2) Phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ;

Phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng chung vốn NSTW, các khoản vốn NSTW chưa phân bổ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(3) Cho phép sử dụng nguồn chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án.

Cho phép doanh nghiệp nhà nước là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cho phép Ban Quản lý dự án, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.

Cho phép giao nhiệm vụ và kế hoạch vốn hằng năm cho chủ đầu tư dự án không phải là đơn vị trực thuộc.

(4) Cho phép giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài nguồn NSTW và vốn cho vay lại của NSĐP không phụ thuộc vào tỷ lệ cấp phát và cho vay lại; Đơn giản hóa nội dung về Đề xuất dự án.

Phân cấp thẩm quyền, đơn giản hóa trình tự, thủ tục phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn nước ngoài. Bổ sung quy định về thời gian bố trí kế hoạch vốn của các dự án sử dụng vốn nước ngoài và giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài.

Bổ sung quy định dừng sử dụng vốn ODA và vốn nước ngoài. Đơn giản hóa việc thực hiện dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại.

(5) Đơn giản hóa trình tự, thủ tục lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm; Quy định danh mục dự án Chính phủ báo cáo Quốc hội để ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn là danh mục dự kiến.

Quy định, làm rõ một số khái niệm, nội dung cụ thể nhằm thống nhất cách hiểu, cách triển khai bảo đảm đồng bộ giữa các bộ, cơ quan, địa phương.

Quy định hạn mức chuyển tiếp 20% đối với các dự án thực hiện qua hai kỳ trung hạn không áp dụng đối với dự án quan trọng quốc gia, bổ sung quy định áp dụng theo từng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương. Đối với vốn ODA, chỉ áp dụng hạn mức 20% đối với tổng số vốn ODA của cả nước.

Điểm mới Luật Đầu tư công 2024 áp dụng từ 01/01/2025? Loại phí nào là đối tượng đầu tư công?

Điểm mới Luật Đầu tư công 2024 áp dụng từ 01/01/2025? Loại phí nào là đối tượng đầu tư công? (Hình từ Internet)

Loại phí nào là đối tượng đầu tư công?

Theo khoản 6 Điều 5 Luật Đầu tư công 2024 quy định về đối tượng đầu tư công như sau:

Đối tượng đầu tư công
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP) theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bồi thường, chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn được cấp có thẩm quyền quyết định, chi trả phần giảm doanh thu các dự án PPP thuộc trách nhiệm của Nhà nước, thanh toán theo hợp đồng dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (dự án BT) bằng tiền.
5. Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy hoạch.
6. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư tại khoản này.

Như vậy, phí quản lý là một trong những đối tượng của đầu tư công.

Luật đầu tư công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điểm mới Luật Đầu tư công 2024 áp dụng từ 01/01/2025? Loại phí nào là đối tượng đầu tư công?
Nguyễn Bảo Trân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch