Đề xuất bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù thuế TNCN như chi phí giáo dục của con, khoản lãi tiền vay mua nhà trả góp?
Đề xuất bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù thuế TNCN như chi phí giáo dục của con, khoản lãi tiền vay mua nhà trả góp?
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo vừa được công bố: Tải về
Theo đó, tại Tờ trình Đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế, một trong những giải pháp được đề xuất để thực hiện Chính sách 5: Hoàn thiện quy định về giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo và các khoản giảm trừ đặc thù khác là nghiên cứu bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù khác, cụ thể:
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đã quy định về giảm trừ cho bản thân người nộp thuế, giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng;
Đồng thời Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 cũng quy định không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản trợ cấp, phụ cấp đặc thù, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo...
Thời gian qua có ý kiến cho rằng cần nghiên cứu cho phép người nộp thuế được trừ một số khoản chi trong năm ở mức độ phù hợp như các khoản chi phí về y tế, giáo dục trước khi tính thuế.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, hầu hết pháp luật thuế TNCN của các nước đều có quy định về việc giảm trừ theo các hình thức và cách thức khác nhau.
Về phân loại, các nước thường chia thành ba nhóm sau:
- Giảm trừ chung cho cá nhân người nộp thuế;
- Các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc, như giảm trừ cho con, cho vợ hoặc chồng, cho bố, mẹ...;
- Các khoản giảm trừ có tính chất đặc thù (ví dụ, giảm trừ cho chi phí y tế, giáo dục...).
Pháp luật về thuế TNCN của Việt Nam đã quy định cho phép giảm trừ đối với hai nhóm đầu: cho người nộp thuế và người phụ thuộc. Đối với các khoản giảm trừ đặc thù, đây là các khoản giảm trừ mà người nộp thuế được hưởng khi đáp ứng được một số tiêu chí nhất định, ví dụ như chi tiêu cho các khoản mà Nhà nước khuyến khích (ví dụ cho y tế, giáo dục...).
Theo đó, phạm vi các khoản giảm trừ này ở các nước cũng rất đa dạng. Có quốc gia cho phép giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... để khuyến khích người dân tham gia các dịch vụ này; có quốc gia cho phép giảm trừ các khoản chi phí về y tế, chi phí giáo dục của con hoặc có quốc gia cho phép giảm trừ đối với các khoản lãi tiền vay mua nhà trả góp... (Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, In-đô- nê-xi-a...).
Nhằm phát huy tốt vai trò, ý nghĩa của chính sách thuế TNCN trong việc điều tiết thu nhập nhưng có tính đến điều kiện, hoàn cảnh của người nộp thuế, cần thiết rà soát, nghiên cứu bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù khác trước khi tính thuế cho cá nhân người nộp thuế.
Tuy nhiên, phạm vi các khoản chi được giảm trừ và mức độ được giảm trừ đối với các khoản chi cần phải được cân nhắc, tính toán phù hợp để vừa đạt được mục tiêu đề ra nhưng cũng không làm giảm vai trò của chính sách thuế TNCN dưới phương diện là một công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế.
Đề xuất bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù thuế TNCN như chi phí giáo dục của con, khoản lãi tiền vay mua nhà trả góp? (Hình từ Internet)
Hiện nay có các khoản giảm trừ thuế TNCN nào?
Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản giảm trừ như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
a) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
...
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm) đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện cấp.
...
3. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
a) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a.1) Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
...
a.2) Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
b) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
Như vậy, hiện nay có 3 khoản giảm trừ thuế TNCN bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh.
- Khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
- Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Xem đầy đủ Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo vừa được công bố: Tải về
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-2/ngay-10/de-xuat-bo-sung-giam-tru.jpg)
- Năm 2025, hợp tác quốc tế về thuế được quy định như thế nào?
- Điểm mới trong cấu trúc mã số thuế theo Thông tư 86 đăng ký thuế theo Công văn 339 của Tổng cục Thuế?
- Mẫu 12E mời chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn trong trường hợp xử lý tình huống theo Nghị định 24/2024/NĐ-CP?
- Xe máy vượt xe bên phải mà không bị phạt theo Nghị định 168? Lệ phí trước bạ khi mua xe máy?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng mới nhất? Chi tiết mức đóng đảng phí theo từng đối tượng tại Quyết định 342?
- Không đóng đoàn phí bao lâu thì bị cảnh cáo theo quy định pháp luật?
- Ấn chỉ thuế bao gồm những gì? Nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp trong việc in ấn chỉ thuế là gì?
- Cách ghi Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh mới nhất? Trẻ em được tính là người phụ thuộc đến bao giờ?
- Điều lệ Đảng mới nhất 2025? Điều lệ Đảng hiện hành có bao nhiêu chương bao nhiêu điều? Không đóng đảng phí có bị xóa tên đảng viên?
- Thông tin về địa chỉ, số điện thoại các Chi cục Thuế Hà Nội?